Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết chọn lọc Tiêu chuẩn Đề cử (3) Rút sao (0) Giáng sao (0) Thảo luận Thống kê
Tuần tới: Loud      
Quy trình đề cử
  • Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
  • Đặt {{UCVCL}} (viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
    1. Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
    2. Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử).
    3. Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
  • Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý chọn lọc
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Bài viết còn vấn đề
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến
Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
    • Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
    • Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã  *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
  • Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã  *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
  • Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
  • Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
  1. Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ
  2. Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
  3. Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Riêng đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
  • Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
  • Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
  • Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
    3. Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    4. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
    5. Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số |chất lượng=... của các hộp dự án thành |chất lượng=CL. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự.
    6. Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọccổng thông tin nội dung chọn lọc.
    7. Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Các tựa.
    8. Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
    9. Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn bài viết của năm 2024.
    10. Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
    11. Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã {{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}} tại trang thảo luận của họ.
  • Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
    1. Đóng trang biểu quyết bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
    2. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
    3. Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
Ghi chú

Gợi ý

Đề cử hiện hành

"What's My Name?" (bài hát của Rihanna)

Đồng ý

Phản đối

Ý kiến

  1.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Từ "thu nháp" trong câu "Dean là tác giả của lời hook "Oh na na / What's my name?" và đã từng thu nháp "What's My Name?" cùng với Stargate." (đề mục Sáng tác và sản xuất) Thuật ngữ âm nhạc demo trong tiếng Việt (giống như sample) hiện nó chưa có 1 từ tiếng Việt chính thức nào thay thế hoàn toàn cho thuật ngữ này trong các tài liệu âm nhạc tại Việt Nam, chẳng hạn như đây. Vì vậy, mình nghĩ là nên giữ nguyên từ gốc (demo) thì sẽ ok hơn! Mong bạn check lại! Hongkytran (thảo luận) 11:13, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: ☑Y Đã sửa lại. – Squirrel (talk) 11:15, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@SecretSquirrel1432: Ngoài lề 1 tí, mình cũng đã comment tương tự ở Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2024/Tuần 22#Bài chọn (1989). Bạn check lại tiếp nhé! Hongkytran (thảo luận) 11:19, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: Mình từ chối giải quyết chuyện note định nghĩa nổi bật để tránh lạm dụng. Giả sử ngược lại trong bài Kẻ hủy diệt, mình bỏ phiếu chống vì lý do "không hiểu đó là là gì" (như không biết Skynet, Miles Dyson là ai) và bắt bạn tạo hết những liên kết đỏ thì bạn chịu không? – Squirrel (talk) 11:23, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@SecretSquirrel1432: Là sao bạn? Mình có bắt bạn phải tạo bài hết tất cả liên kết đỏ đâu? Nội dung comment đó là "nếu được thì bạn tạo note cho các thuật ngữ lạ như chủ nghĩa nhạc rock, chủ nghĩa nhạc pop lạc quan, bộ lọc tông màu sepia". Tức là mình chỉ mong bạn có thể tạo note {{NoteTag| giải thích sơ lược các thuật ngữ lạ đối với công chúng Việt Na như chủ nghĩa nhạc rock, chủ nghĩa nhạc pop lạc quan, bộ lọc tông màu sepia. Nếu bạn không muốn thì mình đành chịu thôi, dù sao mình cũng chỉ muốn tốt cho độc giả 😢😢 Hongkytran (thảo luận) 13:10, ngày 29 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài có chất lượng dịch tốt, dựa trên một bài mới được chọn lọc trên Wikipedia tiếng Anh (tháng 7/2023). GV (thảo luận) 08:19, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Đồng ý với tư cách đề cử! Hongkytran (thảo luận) 13:31, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

"DJ Got Us Fallin' in Love"

  • Giới thiệu: Từ lúc ra mắt, "DJ Got Us Fallin' in Love" là một bài hát thường xuyên được phát tại các tụ điểm ăn chơi nhờ vào chất nhạc sôi động nên dễ được các DJ Việt Nam remix. Đến giai đoạn 2023–2024, ca khúc một lần nữa được lan truyền tại Việt Nam nhờ TikTok với trào lưu chỉnh sửa CapCut "giật giật" nhiều ảnh.
  • Nhận xét: Bài viết được dịch từ enwiki một phần, còn lại hầu như là tự viết và mở rộng đáng kể. Mình cảm thấy bài viết đã được biên soạn đủ tiêu chuẩn BVCL nên sẵn sàng đưa ra biểu quyết nội dung. Thân mời cộng đồng tham gia nhận xét.
  • Người nhận xét: Squirrel (talk) 16:52, ngày 9 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

  1.  Đồng ý Chúc mừng bạn — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 17:28, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  1.  Ý kiến "Creeper OW MAN" !!! — Dr. Voirloup💬 19:33, ngày 9 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tuổi thơ dữ dội ha ha ha ha. Squirrel (talk) 12:27, ngày 15 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến
    • ""DJ Got Us Fallin' in Love" was leaked on the internet on July 1, 2010, with its follow-up single "Hot Tottie" leaked later that month." (đoạn này bên enwiki, nguồn AOL Music. AO không chứng minh được nội dung trên). ☑Y Bạn đã loại bỏ nội dung này trong bài.
    • Bài viết sẽ tuyệt vời hơn khi có file TimedText:DJ Got Us Fallin' in Love.ogg.en.srt để sub cho đoạn nhạc mẫu (không bắt buộc)
    • Tôi không hiểu ý: "Nhà báo Nekesa Mumbi Moody đến từ hãng thông tấn Associated Press bảo rằng Usher ít có tác động hơn nhịp điệu câu lạc bộ chuẩn mực trong bài hát." (cảm giác từ "bảo" chưa phù hợp, "nhịp điệu câu lạc bộ chuẩn mực" là sao)
    • "pitgin" là gì? --> Cần chú thích
    • Phía bên dưới bài nhận định BBC Music còn có một số ý kiến như PopSeeker đã phát biểu: "Đó chỉ là công thức bảng xếp hạng electropop hệt GaGa cũ kỹ đang thống trị [trong năm 2010]." "Hêt" trong này có nghĩa là "giống hệt, hệt như" ? Phiền bạn sửa lại đế sáng ý hơn (Lúc nào rảnh tôi nhận xét tiếp :)) ) — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 11:19, ngày 15 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
      @Mongrangvebet: Đã điều chỉnh. Bài GA bên enwiki xi cà que lắm, dịch giống y chang mà không rà nguồn là đảm bảo tạch BVT ở vi ^^ Squirrel (talk) 12:27, ngày 15 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến
    • Bạn có thể chèn thêm các chú thích về khái niệm Machinima (machine + cinema) (đoạn kỷ lục của MV parody Minecraft).
    • "cảnh quay nam rapper ngồi ở khu vực VIP eo hẹp nhỏ bé; thước phim không trực tiếp thể hiện yêu thích DJ" --> nên diễn đạt lại chỗ gạch chân.
    • Tôi đã soi khoảng 75% từ nguồn 1 đến 121 và đối chiếu bên enwiki các dữ liệu trong bảng biểu. Kết luận: Nội dung ăn khớp nguồn. Rất cảm kích việc bạn truy cập từng nguồn trong nội dung "lọt vào top 5 ở Hungary (3), Pháp (3), Thụy Sĩ (4), Đức (5) và Áo (5)." để lấy số liệu. Ngoài 2 ý kiến trên, dưới góc độ so sánh với các tiêu chí của bài viết chọn lọc và các bài viết âm nhạc khác thì bài viết này đã thỏa mãn về mọi mặt. — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 12:55, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    P.S. SecretSquirrel1432 rất nặng đô: đứng ra cân tận 2 ứng cử BVCL và 1 BVT trong cùng khoảng thời gian 1 tháng. Không biết đây có phải kỷ lục cần đưa vào lịch sử viwiki không, thưa @TUIBAJAVE? – — dʁ. -------ʃ ħ u ɳ t ﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 13:02, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Mongrangvebet mình nhớ man máng là mấy năm trước mình cân 4 cái luôn á - Trời ơi, chẳng lẽ nào, đây là sự thật (Thảo luận) 14:12, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thật ra thì trước đó còn có nhiều người cân kiểu vậy, nhưng do sau vụ MM nên bị giới hạn lại còn 2. Dang (thảo luận) 16:04, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mongrangvebet: Đã sửa. Machinima là một khái niệm nổi bật (enwiki là một bài GA) nên chỉ cần wikilink là được, không cần ghi chú. Trong tương lai, ai có hứng thú về khái niệm ấy thì có thể dịch về. Squirrel (talk) 16:42, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến @SecretSquirrel1432: Mình thấy trong đề mục Video âm nhạc có vài từ "lạ", bao gồm Crip Walk, krumping và video vixen. Nếu được thì mong bạn tạo note "sương sương" cho mấy từ trên! Hongkytran (thảo luận) 16:11, ngày 18 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Từ chối Như thảo luận trước ở Blank Space và phía trên đối với "Machinima". Squirrel (talk) 16:16, ngày 18 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Tôi mới dò hết phần chú thích, và dò từ dưới lên đến hết phần "Giải Video âm nhạc của MTV năm 2010" thì có hai cụm còn lấn cấn "ma thuật đầy mượt mà bền bỉ" "Anh ấy đã đưa [buổi biểu diễn] lên tầm cỡ sau tầm cỡ tiếp theo. Chính là cấp bậc căn hộ áp mái.". Hai cụm này dịch chưa được thuận tai lắm :(. ✠ Tân-Vương  18:09, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @ThiênĐế98: Tôi đã ghi chú định nghĩa "liquid magic" (ma thuật lỏng) và "penthouse level" (cấp bậc căn hộ áp mái) trong bài. Đây là lối viết ẩn dụ của người viết báo (mượn tính chất tương đồng để diễn tả sự việc) nhằm ca ngợi cả màn trình diễn của Usher là rất xuất sắc. – Squirrel (talk) 03:55, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Apollo 4

Đồng ý

  1.  Đồng ý Bài có chất lượng dịch tốt, tuân thủ đúng theo nội dung bài bên Wikipedia tiếng Anh - vốn mới được chọn lọc. Tôi đánh giá cao xu hướng bài chọn lọc gần đây là ngắn gọn, nội dung thông tin vừa đủ, chú thích không quá nhiều, minh họa tốt. Lưu ý duy nhất của tôi với bài này là cần thống nhất việc dịch mission thành phi vụ hay sứ mệnh, tôi nghĩ là dịch thành phi vụ hoặc chuyến bay thì chuẩn hơn nhưng bài vẫn đang dùng cả hai, và dùng sứ mệnh là chủ yếu (cách dịch theo tôi là chưa phù hợp - có thể từ chuyên ngành này đã được dịch sang tiếng Việt, cái này tôi không rõ). Nếu thấy ý kiến của tôi phù hợp thì tôi nghĩ tác giả nên sửa lại cách dùng từ này cho thống nhất, nhưng có sửa hay không thì chất lượng bài cũng đã rất ổn, đủ điều kiện gắn sao chọn lọc. GV (thảo luận) 08:57, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Grenouille vert: cảm ơn nhận xét của bạn. "Mission" thật ra không phải từ chuyên ngành gì, và dịch là "sứ mệnh" hoặc "nhiệm vụ" đều được, còn "flight" mới là "phi vụ" hay "chuyến bay" nhé. Tôi dùng nhiều từ khác nhau cho một nghĩa để tránh lỗi lặp từ thôi. Trong nội dung bài có thể hiểu "phi vụ" chỉ là một phần của "sứ mệnh", do có thể có "sứ mệnh" không có "phi vụ" nào (ví như Apollo 1). – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 12:51, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Grenouille vert: xin lỗi bạn, sau khi tra lại từ điển tôi thấy mình đã nhầm flight thành phi vụ, vì vậy đã nhanh chóng rà và chỉnh lại bài. Còn từ mission tôi vẫn xin giữ cách dịch là sứ mệnhnhiệm vụ, launch dịch là phi vụ phóng hoặc buổi phóng, còn flight thì dịch là chuyến bay. – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 10:40, ngày 9 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Biheo2812 (thảo luận) 04:43, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Chất lượng không còn gì phải bàn cãi! Hongkytran (thảo luận) 13:26, ngày 27 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  1.  Ý kiến @Ctdbsclvn: Từ "all-up" trong đề mục Giới thiệu và Trang thiết bị (bạn có thể nhấn tổ hợp Ctrl F để tìm cho dễ) không rõ nó có nghĩa là gì nhỉ? Mong bạn tạo 1 cái note giải nghĩa cụm từ này cho độc giả hiểu rõ hơn ạ! Hongkytran (thảo luận) 05:34, ngày 5 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: cảm ơn bạn. Thử nghiệm all-up nghĩa là cho thử nghiệm tất cả ba tầng của tên lửa Saturn V với phi thuyền Apollo CSM cùng một lúc, như trong bài có nhắc ở đoạn cuối của mục Trang thiết bị đấy bạn. Còn từ "all-up" này mình thấy để nguyên sẽ ổn hơn, vì không có từ nào thích hợp để áp vô cả. Nếu bạn thấy cần thiết thì mình sẽ bổ sung ghi chú cho từ này – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 13:17, ngày 5 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Ctdbsclvn: Bạn nên thêm ghi chú cho từ này nhé! Hongkytran (thảo luận) 13:54, ngày 5 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: mình đã bổ sung ghi chú cho từ đó. Bạn xem như vậy đã ổn chưa – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 13:28, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Ctdbsclvn: Mình cảm thấy vẫn khá khó hiểu! George Mueller là ai? Bạn nên tinh chỉnh lại câu cú cho nó rõ ràng và dễ hiểu hơn! Hongkytran (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: đã sửa lại diễn đạt, tuy nhiên mong bạn đọc kỹ để hiểu về khái niệm này. Ngay trong câu Apollo 4 là cuộc thử nghiệm "all-up" đầu tiên của NASA, trong đó tất cả tầng tên lửa và tàu vũ trụ đều hoạt động đầy đủ ở lần bay thứ nhất đã chỉ rõ thử nghiệm all-up là thử nghiệm mà tất cả tầng tên lửa và tàu vũ trụ đều đồng thời bay trong lần bay đầu tiên. Ở đề mục Trang thiết bị cũng có câu Sứ mệnh này là lần đầu tiên NASA sử dụng thử nghiệm "all-up", yêu cầu mỗi tầng của tên lửa đẩy đều hoạt động và phương tiện phóng phải mang theo một tàu vũ trụ đang hoạt động đã nói rõ thế nào là thử nghiệm all-up. Khái niệm mà mình tra cứu trên trang của NASA cũng chỉ nói đến vậy, mình nghĩ không cần chú thích thêm dài dòng làm gì. – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 14:23, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Ctdbsclvn: Từ "testbed" trong câu "Theo Charles D. Benson và William B. Flaherty trong tác phẩm về lịch sử KSC, "Các phi vụ phóng Apollo-Saturn IB năm 1966 đại diện cho những thành tựu quan trọng đối với đội phóng của NASA. LC-34 và LC-37, các testbed để kiểm lỗi tự động, vẫn là không đủ." trong đề mục Bối cảnh không rõ nghĩa là gì nhỉ? Bạn cũng nên tạo ghi chú cho từ đấy nhé! Hongkytran (thảo luận) 14:28, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@Hongkytran: ☑YXong Đã bổ sung. Còn hai từ "dao động pogo" với "interstage ring" mình cũng sẽ tạo ghi chú luôn – Hồng Vũ Đế (thảo luận) 14:58, ngày 6 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đề cử đã qua