Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Stephen Hawking”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{cite book → {{chú thích sách, {{cite news → {{chú thích báo, {{cite web → {{chú thích web
Dòng 127: Dòng 127:


Con gái của Hawking, [[Lucy Hawking|Lucy]] chào đời năm 1970.{{sfn|Ferguson|2011|p=65}} Sau đó ít lâu Hawking khám phá ra cái sau này được biết đến là "[[Định luật thứ hai của cơ học hố đen]]", khẳng định rằng chân trời sự kiện của [[hố đen]] không bao giờ có thể thu nhỏ hơn.{{sfn|Ferguson|2011|pp=65–67}} Cùng với [[James M. Bardeen]] và [[Brandon Carter]], ông đề xuất bốn định luật của [[cơ học lỗ đen]], vạch ra một sự tương đồng với [[động lực học]] cổ điển.{{sfn|Larsen|2005|p=38}} Dưới ảnh hưởng của Hawking, [[Jacob Bekenstein]], một nghiên cứu sinh của [[John Archibald Wheeler|John Wheeler]], đi xa hơn—và cuối cùng tỏ ra chính xác—khi đơn thuần áp dụng các quan niệm động lực học sang cơ học lỗ đen.{{sfn|Ferguson|2011|pp=67–68}}{{sfn|White|Gribbin|2002|pp=123–24}} Những năm đầu thập niên 1970, công trình của Hawking với Carter, Werner Israel và David C. Robinson ủng hộ luận điểm của Wheeler về "hố đen không có tóc", rằng bất kể vật liệu ban đầu nào mà từ nó hố đen tạo thành, nó hoàn toàn có thể mô tả bằng [[khối lượng]], [[điện tích]] và [[sự quay]].{{sfn|Larsen|2005|p=33}}<ref name="HawkingIsrael1989">{{chú thích sách|editors=S. W. Hawking and W. Israel|title=Three Hundred Years of Gravitation|url=http://books.google.com/books?id=Vq787qC5PWQC|date=30 March 1989|page= 278|chapter=Astrophysical Black Holes|author= R. D. Blandford| publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-37976-2}}</ref> Tiểu luận có tên "Những Hố đen" của ông thắng giải thưởng Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn tháng 1 năm 1971.{{sfn|Larsen|2005|p=35}} Cuốn sách đầu tiên của Hawking ''Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian'' viết với [[George Francis Rayner Ellis|George Ellis]] xuất bản năm 1973.{{sfn|Ferguson|2011|p=68}}
Con gái của Hawking, [[Lucy Hawking|Lucy]] chào đời năm 1970.{{sfn|Ferguson|2011|p=65}} Sau đó ít lâu Hawking khám phá ra cái sau này được biết đến là "[[Định luật thứ hai của cơ học hố đen]]", khẳng định rằng chân trời sự kiện của [[hố đen]] không bao giờ có thể thu nhỏ hơn.{{sfn|Ferguson|2011|pp=65–67}} Cùng với [[James M. Bardeen]] và [[Brandon Carter]], ông đề xuất bốn định luật của [[cơ học lỗ đen]], vạch ra một sự tương đồng với [[động lực học]] cổ điển.{{sfn|Larsen|2005|p=38}} Dưới ảnh hưởng của Hawking, [[Jacob Bekenstein]], một nghiên cứu sinh của [[John Archibald Wheeler|John Wheeler]], đi xa hơn—và cuối cùng tỏ ra chính xác—khi đơn thuần áp dụng các quan niệm động lực học sang cơ học lỗ đen.{{sfn|Ferguson|2011|pp=67–68}}{{sfn|White|Gribbin|2002|pp=123–24}} Những năm đầu thập niên 1970, công trình của Hawking với Carter, Werner Israel và David C. Robinson ủng hộ luận điểm của Wheeler về "hố đen không có tóc", rằng bất kể vật liệu ban đầu nào mà từ nó hố đen tạo thành, nó hoàn toàn có thể mô tả bằng [[khối lượng]], [[điện tích]] và [[sự quay]].{{sfn|Larsen|2005|p=33}}<ref name="HawkingIsrael1989">{{chú thích sách|editors=S. W. Hawking and W. Israel|title=Three Hundred Years of Gravitation|url=http://books.google.com/books?id=Vq787qC5PWQC|date=30 March 1989|page= 278|chapter=Astrophysical Black Holes|author= R. D. Blandford| publisher=Cambridge University Press|isbn=978-0-521-37976-2}}</ref> Tiểu luận có tên "Những Hố đen" của ông thắng giải thưởng Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn tháng 1 năm 1971.{{sfn|Larsen|2005|p=35}} Cuốn sách đầu tiên của Hawking ''Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian'' viết với [[George Francis Rayner Ellis|George Ellis]] xuất bản năm 1973.{{sfn|Ferguson|2011|p=68}}

Từ năm 1973, Hawking bắt đầu chuyển sang nghiên cứu [[hấp dẫn lượng tử]] và [[cơ học lượng tử]].{{sfn|Larsen|2005|p=39}}{{sfn|Ferguson|2011|p=68}} Đề tài nghiên cứu này được dấy lên sau một chuyến thăm tới [[Moskva]] và những cuộc thảo luận với [[Yakov Borisovich Zel'dovich]] và [[Alexander Starobinsky]], công trình của họ chỉ ra rằng theo [[nguyên lý bất định]] các hố đen quay phát ra các hạt.{{sfn|White|Gribbin|2002|p=146}} Gây phiền ra cho Hawking, những tính toán được kiểm tra nhiều lần của ông cho ra những phát hiện mâu thuẫn với định luật của ông, vốn khẳng định rằng các hố đen không bao giờ thu nhỏ (chỉ giữ nguyên hoặc lớn lên),{{sfn|Ferguson|2011|p=70}} và ủng hộ lập luận của Bekenstein về entropy của chúng.{{sfn|Larsen|2005|p=41}}{{sfn|White|Gribbin|2002|p=146}} Các kết quả, được Hawking trình bày năm 1974, chỉ ra rằng hố đen phát ra [[bức xạ]], mà ngày nay được gọi là [[bức xạ Hawking]], điều tieeps diễn cả khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.<ref>{{cite journal |last=Hawking |first=Stephen W. |year=1974 |title=Black hole explosions? |journal=Nature |volume=248 |issue=5443 |pages=30–31 |doi=10.1038/248030a0 |bibcode = 1974Natur.248...30H }}</ref><ref>{{cite journal |last=Hawking |first=Stephen W. |year=1975 |title=Particle creation by black holes |journal=Communications in Mathematical Physics |volume=43 |issue=3 |pages=199–220 |doi=10.1007/BF02345020|bibcode = 1975CMaPh..43..199H }}</ref>{{sfn|Ferguson|2011|pp=69–73}} Ban đầu, bức xạ Hawking gây nhiều tranh cãi. Nhưng đến cuối những năm 1970 và sau những công bố nghiên cứu sâu hơn, khá phá này được chấp nhận rộng rai như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết.{{sfn|Ferguson|2011|pp=70–74}}{{sfn|Larsen|2005|pp=42–43}}{{sfn|White|Gribbin|2002|pp=150–51}}
Tháng 3 năm 1974, vài tuần sau khi công bố bức xạ Hawking, Hawking trở thành thành viên của [[Hội Hoàng gia]], và là một trong những nhà khoa học trẻ tuổi nhất từng nhận vinh dự này.{{sfn|Larsen|2005|p=44}}{{sfn|White|Gribbin|2002|p=133}}


=== 1975-1990 ===
=== 1975-1990 ===

Phiên bản lúc 15:24, ngày 11 tháng 8 năm 2013

Stephen Hawking
.
Hawking tại NASA những năm 1980
SinhStephen William Hawking
8 tháng 1, 1942 (82 tuổi)
Oxford, Anh
Quốc tịchAnh
Trường lớp
Nổi tiếng vì
Phối ngẫu
  • Jane Wilde
    (1965–1991, đã ly dị)
  • Elaine Mason
    (1995–2006, đã ly dị)
Con cái
  • với Jane Wilde – Robert (1967), Lucy (1969), và Timothy (1979)
Giải thưởng
Trang webwww.hawking.org.uk
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tác
Người hướng dẫn luận án tiến sĩDennis Sciama
Cố vấn nghiên cứu khácRobert Berman
Các sinh viên nổi tiếng

Stephen William Hawking (stee-ven haw-king; sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge[1][2]. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết các điểm kỳ dị trong khuôn khổthuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quátcơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.

Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huy chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng giaViện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Trong 40 năm (1979-2009), Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học Cambridge.

Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung; cuốn Lược sử thời gian đứng trong danh sách bán chạy nhất của Sunday Times trong thời gian kỷ lục 237 tuần. Hawking mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến cho ông hầu như liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Ông đã kết hôn hai lần và có ba người con.

Tuổi trẻ

Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo.[3][4] Cha ông là Frank Hawking và mẹ ông là Isobel. Cả hai người có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng phấn đấu vào học tại Đại học Oxford, Frank học y trong khi Isobel học ngành triết, chính trị và kinh tế học.[4] Hai người gặp nhau trong những ngày đầu Thế chiến thứ hai tại một viện nghiên cứu y học nơi Isobel làm thư ký còn Frank là nhà nghiên cứu[4][5].

Cha mẹ Hawking sống tại Highgate nhưng khi London bị oanh kích trong chiến tranh, mẹ ông rời xuống Oxford để sinh nở an toàn hơn.[6] Ông có hai em gái, Philippa và Mary, và một em trai nuôi, Edward.[7] Hawking học tiểu học Ở trường Nhà Byron; về sau ông chỉ trích cái gọi là "phương pháp tiến bộ" của trường đã khiến ông không thể học đọc.[8]

Năm 1950, khi cha ông trở thành trưởng bộ môn ký sinh trùng tại Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia, gia đình Hawking chuyển tới sống tại St Albans, Hertfordshire[8][9]. Hawking khi đó 8 tuổi đi học tại Trung học nữ sinh St Albans vài tháng (vào thời đó những cậu bé ít tuổi có thể học ở trường nữ sinh).[10][11] Ở St Albans, cả gia đình thường được người khác đánh giá là rất thông minh và có phần lập dị;[8][12] các bữa ăn diễn ra với người nào cũng vừa ăn vừa im lặng đọc sách[8].

Họ sống trong một cuộc sống thanh đạm trong một ngôi nhà chung lớn, huyên náo và tồi tàn, và đi lại bằng một chiếc xe taxi Luân Đôn thải hồi.[13][14] Cha của Hawking thường xuyên vắng nhà vì công tác ở châu Phi, và trong một dịp như vậy bà Isobel cùng các con du hành tới Majorca bốn tháng để thăm bạn của bà Beryl và chồng bà ta, nhà thơ Robert Graves.[10]

Trở về Anh, Hawking vào học Trường Radlett trong 1 năm[11] và từ năm 1952 chuyển sang trường St Albans[15]. Gia đình rất đề cao giá trị của việc học hành.[8] Cha Hawking muốn con trai mình học trường Westminster danh giá, nhưng Hawking lúc đó 13 tuổi bị ốm vào đúng ngày thi lấy học bổng. Gia đình ông không thể trang trải học phí mà không có phần học bổng hỗ trợ, nên Hawking đành tiếp tục học ở St Albans.[16][17] Một hệ quả tích cực của điều này đó là Hawking duy trì được một nhóm bạn thân mà ông thường tham gia chơi bài, làm pháo hoa, các mô hình phi cơ và tàu thuyền,[18] cũng như thảo luận về Cơ đốc giáo và năng lực ngoại cảm.[19] Từ 1958, với sự giúp đỡ của thầy dạy toán nổi tiếng Dikran Tahta, họ xây dựng một máy tính với các linh kiện lấy từ đồng hồ, một máy tổng đài điện thoại cũ và các thiết bị tái chế khác.[20][21]

Mặc dù thường được bạn bè ở trường gọi là "Einstein", ban đầu kết quả học tập của Hawking không xuất sắc lắm.[22] Theo thời gian, ông ngày càng chứng tỏ năng khiếu đáng chú ý đối với các ôn khoa học tự nhiên, và nhờ thầy Tahta khuyến khích, quyết định học toán tại đại học.[23][24][25] Cha Hawking khuyên ông học y vì lo ngại rằng không có mấy việc làm cho một sinh viên ngành toán ra trường.[26] Theo nguyện vọng của cha, Hawking tới học dự bị ở trường cha ông từng học là University College (thuộc Đại học Oxford). Vì khi đó tại trường không có ngành toán, Hawking quyết định học vật lý và hóa học. Mặc dù hiệu trưởng khuyên ông chờ thêm một năm, Hawking đã thi sớm và giành học bổng tháng 3 năm 1959.[27][28]

Thời đại học

Tháng 10 năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi.[29] trong 18 tháng đầu tiên ông thấy chán học và cô đơn: ông ít tuổi hơn phần lớn sinh viên, và thấy việc học hành "dễ một cách kỳ cục".[30][31] Thầy dạy vật lý Robert Berman sau này kể lại, "Đối với cậu ta chỉ cần biết điều gì đó có thể thực hiện, và cậu có thể làm nó mà không cần phải ngó xem những người khác đã làm thế nào."[32] Một sự thay đổi xảy ra vào năm thứ 2 và thứ 3 khi, theo Berman, Hawking cố gắng trở nên hòa nhập hơn với trang lứa. Hawking phấn đấu và trở thành một sinh viên được quý mến, hoạt bát, dí dỏm, hứng thú với nhạc cổ điển và tiểu thuyết viễn tưởng.[29] Một phần sự biến chuyển này đến từ quyết định gia nhập Câu lạc bộ đua thuyền của trường, nơi Hawking phụ trách lái trong một đua thuyền.[33][34] Huấn luyện viên khi đó nhận thấy Hawking trau dồi một phẩm cách táo bạo, lái đội đua theo những hướng nguy hiểm thường dẫn tới thuyền bị hư hại.[35][33]

Hawking ước tính rằng ông đã học chừng 1000 giờ trong 3 năm ở Oxford (tức trung bình 1 giờ/ngày). Thói quen học hành không ấn tượng này khiến cho các kì thi cuối kỳ của ông trở nên đáng ngại, và ông quyết định chỉ trả lời những câu hỏi vật lý lý thuyết và bỏ qua những câu đòi hỏi kiến thức thực tế. Trong khi đó, ông cần phải có một bằng danh dự hạng nhất để đăng ký học tại ngành vũ trụ học tại Đại học Cambridge mà ông đã dự tính.à như thế cần có buổi kiểm tra vấn đáp (viva) để phân hạng.[36][37]

Hawking lo rằng sẽ bị xem là một sinh viên lười nhác và khó tính, nên tại buổi vấn đáp khi được yêu cầu mô tả kế hoạch tương lai của mình, ông trả lời "Nếu các vị trao cho tôi hạng Nhất, tôi sẽ tới Cambridge. Nếu tôi nhận hạng Nhì, tôi sẽ ở lại Oxford, vì vậy tôi hi vọng các vị cho tôi hạng Nhất."[36][38] Kết quả ông được hạng Nhất ngoài mong đợi: Berman bình luận rằng giám khảo "đủ thông minh để nhận ra rằng họ đang nói chuyện với ai đó thông minh hơn nhiều phần lớn người trong số họ".[36] Với bằng cử nhân hạng nhất tại Oxford và sau một chuyến du lịch tới Iran cùng với một người bạn, Hawking bắt đầu vào học bậc trên đại học tại Trinity Hall (Đại học Cambridge) từ tháng 10 năm 1962.[39][40]

Năm thứ nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Hawking thực sự khó khăn. Ông ban đầu thấy thất vọng vì được chỉ định làm luận án dưới sự hướng dẫn của Dennis William Sciama thay vì nhà thiên văn học vĩ đại Fred Hoyle, [41][42] và ông thấy mình chưa chuẩn bị kĩ càng về toán học cho nghiên cứu thuyết tương đối rộng và vũ trụ học.[43]'

Ông cũng phải vật lộn với sức khỏe suy giảm. Hawking đã chịu đựng việc vận động ngày càng khó khăn trong năm cuối ở Oxford, bao gồm một cú ngã cầu thang và không thể đua thuyền.[44][45] Nay vấn đề tệ hơn hơn, và giọng nói của ông trở lên lắp bắp; gia đình ông nhận thấy sự thay đổi khi ông nghỉ kì Giáng Sinh và đưa ông đi khám bệnh.[46][47] Năm Hawking 21 tuổi người ta chẩn đoán ông mắc bệnh thần kinh vận động và khi đó các bác sĩ cho rằng ông chỉ sống thêm được 2 năm nữa.[48][49]

Sau khi có kết quả chẩn đoán, Hawking rơi vào trầm uất; mặc dù các bác sĩ khuyên ong tiếp tục học hành, ông cảm thấy chẳng còn mấy ý nghĩa.[50] Tuy nhiên cùng thời gian đó, mối quan hệ của ông với Jane Wilde, bạn của em gái ông, người mà ông gặp ít lâu trước khi chẩn đoán bệnh, tiếp tục phát triển. Hai người đính hôn vào tháng 10 năm 1964.[51][52] Sau này Hawking nói rằng việc đính hôn đã "cho ông điều gì đó để sống vì nó."[53] Mặc cho căn bệnh ngày càng diễn tiến xấu đi-Hawking bắt đầu khó có thể đi mà không có giúp đỡ, và giọng của ông hầu như không thể hiểu được-ông giờ đây quay lại với công việc với niềm hứng thú.[54] Hawking bắt đầu xây dựng danh tiêngs về sự xuất chúng cũng như ngược ngạo khi ông công khai thách thức công trình của Fred Hoyle và sinh viên của ông này Jayant Narlikar trong một bài giảng vào tháng 9 năm 1964.[55][56]

Khi Hawking bắt đầu làm nghiên cứu sinh, có nhiều tranh cãi trong cộng đồng vật lý về các lý thuyết đang thịnh hành liên quan tới sự sáng tạo vũ trụ: thuyết Vụ Nổ Lớn và thuyết vũ trụ tĩnh tại (được Hoyle cổ vũ).[57] Dưới ảnh hưởng của định lý về điểm kì dị không thời gian trong tâm các hố đen của Roger Penrose, Hawking áp dụng ý tưởng tương tự cho toàn thể vũ trụ, và trong năm 1965 đã viết luận án tiến sĩ về chủ đề này.[58] Bên cạnh đó, có những tiến triển tích cực khác: Hawking nhận học bổng nghiên cứu tại Cao đẳng Gonville và Caius (thuộc Đại học Cambridge), ông và Jane kết hôn ngày 14 tháng 7 năm 1965.[59] Ông nhận bắng tiến sĩ tháng 3 năm 1966,[60] và tiểu luận của ông, "Các Điểm kỳ dị và Hình học của Không-Thời gian" cùng với luận văn của Penrose nhận giải Adams (giải dành cho nghiên cứu toán học xuất sắc nhất hàng năm của Cambridge) năm đó.[61][60]

Phần sau cuộc đời và sự nghiệp

1966-1975

Những năm mới cưới đầy hoạt động sôi nổi: Jane sống ở London trong tuần trong lúc cô hoàn thành việc học đại học và họ du hành tới Hoa Kỳ vài lần cho hội thảo và các cuộc gặp liên quan tới vật lý. Cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thuê nhà trong tầm đi bộ tới Khoa Toán học Ứng dụng và Vật lý lý thuyết (DAMTP) ở Đại học Cambridge nơi ông nhận một vị trí giảng dạy. Jane bắt đầu làm nghiên cứu sinh, và một con trai đầu của họ, Robert, ra đời tháng 5 năm 1967.[62][63]

Hợp tác với Penrose, Hawking mở rộng các quan liệm về định lý điểm kì dị mà ông khám phá trong luận án tieens sĩ. Điều này không chỉ bao gồm sự tồn tại của các điểm kỳ dị mà còn là lý thuyết rằng vũ trụ tự nó có thể khởi đầu như một điểm kỳ dị. Tiểu luận chung của họ tham gia và đạt giải nhì cuộc thi của Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn năm 1968.[64][65] Năm 1970 họ công bố một phép chứng minh rằng nếu vũ trụ tuân theo lý thuyết tương đối tổng quát và phù hợp với bất kỳ mô hình nào về vũ trụ học vật lý phát triển bởi Alexander Friedmann, thì nó phải khởi đầu như một điểm kỳ dị.[66][67][68]

Vào cuối thập niên 1960, năng lực thể chất của Hawkings lại suy yếu một lần nữa: ông bắt đầu phải dùng nạng và thường xuyên hủy các buổi giảng.[69] Khi dần mất khả năng viết, ông phát triển các phương pháp thị giác để bù đắp, bao gồm nhìn các phương trình theo cách hiểu hình học.[70][71] Nhà vật lý Werner Israel sau này so sánh những kỳ tích đó với việc Mozart sáng tác toàn bộ bản giao hưởng trong đầu.[72][73] Mặt khác Hawking lại tỏ ra độc lập một cách mãnh liệt và không bằng lòng chấp nhận giúp đỡ hay chịu nhượng bộ vì sự tàn tật của mình. Hawking ưa thích được người khác xem "trước hết như một nhà khoa học, thứ đến như một nhà văn phổ biến khoa học, và, trong mọi cách mà nó đáng kể, một người bình thường với cùng những ham muốn, nghị lực, ước mơ và tham vọng như những người xung quanh.”[74]

Jane Hawking về sau ghi nhận rằng "vài người sẽ gọi đó là tính cương quyết, người khác gọi là ngoan cố. Tôi vẫn gọi nó bằng cả hai tên cùng lúc hoặc từng lúc."[75] Cần rất nhiều sự thuyết phục mới làm cho ông chấp nhận ngồi xe lắn vào cuối những năm 196[76], nhưng sau này ông trở nên nổi tiếng trong học xá vì việc phóng xe lăn nhanh bừa bãi.[75] Đồng nghiệp thấy ông là một người dễ mến và dí dỏm, nhưng bệnh tật cũng như danh tiếng về trí tuệ và sự ngạo ngược của ông tạo khoảng cách giữa ông và vài người.[77]. Năm 1969, để giữ ông lại ở Caius, người ta tạo ra một chương trình dành riêng cho ông mang tên 'Học bổng Nghiên cứu Ưu tú trong Khoa học".[78]

Con gái của Hawking, Lucy chào đời năm 1970.[79] Sau đó ít lâu Hawking khám phá ra cái sau này được biết đến là "Định luật thứ hai của cơ học hố đen", khẳng định rằng chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ hơn.[80] Cùng với James M. BardeenBrandon Carter, ông đề xuất bốn định luật của cơ học lỗ đen, vạch ra một sự tương đồng với động lực học cổ điển.[81] Dưới ảnh hưởng của Hawking, Jacob Bekenstein, một nghiên cứu sinh của John Wheeler, đi xa hơn—và cuối cùng tỏ ra chính xác—khi đơn thuần áp dụng các quan niệm động lực học sang cơ học lỗ đen.[82][83] Những năm đầu thập niên 1970, công trình của Hawking với Carter, Werner Israel và David C. Robinson ủng hộ luận điểm của Wheeler về "hố đen không có tóc", rằng bất kể vật liệu ban đầu nào mà từ nó hố đen tạo thành, nó hoàn toàn có thể mô tả bằng khối lượng, điện tíchsự quay.[84][85] Tiểu luận có tên "Những Hố đen" của ông thắng giải thưởng Quỹ Nghiên cứu Lực Hấp dẫn tháng 1 năm 1971.[86] Cuốn sách đầu tiên của Hawking Cấu trúc Vĩ mô của Không-Thời gian viết với George Ellis xuất bản năm 1973.[87]

Từ năm 1973, Hawking bắt đầu chuyển sang nghiên cứu hấp dẫn lượng tửcơ học lượng tử.[88][87] Đề tài nghiên cứu này được dấy lên sau một chuyến thăm tới Moskva và những cuộc thảo luận với Yakov Borisovich Zel'dovichAlexander Starobinsky, công trình của họ chỉ ra rằng theo nguyên lý bất định các hố đen quay phát ra các hạt.[89] Gây phiền ra cho Hawking, những tính toán được kiểm tra nhiều lần của ông cho ra những phát hiện mâu thuẫn với định luật của ông, vốn khẳng định rằng các hố đen không bao giờ thu nhỏ (chỉ giữ nguyên hoặc lớn lên),[90] và ủng hộ lập luận của Bekenstein về entropy của chúng.[91][89] Các kết quả, được Hawking trình bày năm 1974, chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ, mà ngày nay được gọi là bức xạ Hawking, điều tieeps diễn cả khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.[92][93][94] Ban đầu, bức xạ Hawking gây nhiều tranh cãi. Nhưng đến cuối những năm 1970 và sau những công bố nghiên cứu sâu hơn, khá phá này được chấp nhận rộng rai như một đột phá quan trọng trong vật lý lý thuyết.[95][96][97] Tháng 3 năm 1974, vài tuần sau khi công bố bức xạ Hawking, Hawking trở thành thành viên của Hội Hoàng gia, và là một trong những nhà khoa học trẻ tuổi nhất từng nhận vinh dự này.[98][99]

1975-1990

1990-2000

2000 tới nay

Tác phẩm

Công trình học thuật tiêu biểu

Tác phẩm phổ biến khoa học

Truyện thiếu nhi

Phim và chương trình truyền hình

Các giải thưởng

Tác phẩm

Chuyên ngành

Phổ thông

  • Stephen Hawking, A Brief History of Time, Bantam, 1988.
  • Stephen Hawking, Black Holes and Baby Universes and Other Essays, Bantam Books, 1993
  • Stephen Hawking, The Universe in a Nutshell, Bantam, 2001.
  • On The Shoulders of Giants. The Great Works of Physics and Astronomy, (Running Press 2002) ISBN 0-7624-1698-X
  • A Briefer History of Time, cùng viết với nhà vật lý người Mỹ sinh năm 1954 Leonard Mlodinow, (Bantam Books 2005) ISBN 0-553-80436-7
  • The Grand Design, cùng viết với Leonard Mlodinow, (Bantam Press 2010) ISBN 0-553-80537-1

Ghi chú: Trên trang web của mình, Hawking phản đối việc xuất bản lậu cuốn The Theory of Everything và kêu gọi mọi người tẩy chay cuốn sách đó.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Centre for Theoretical Cosmology: Outreach Stephen Hawking”. Ctc.cam.ac.uk. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ “About Stephen - Stephen Hawking”. Hawking.org.uk. 8 tháng 1 năm 1942. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Larsen 2005, tr. xiii, 2.
  4. ^ a b c Ferguson 2011, tr. 21.
  5. ^ White & Gribbin 2002, tr. 6.
  6. ^ Ferguson 2011, tr. 21–22.
  7. ^ Larsen 2005, tr. 2, 5.
  8. ^ a b c d e Ferguson 2011, tr. 22.
  9. ^ Larsen 2005, tr. xiii.
  10. ^ a b Larsen 2005, tr. 3.
  11. ^ a b Ferguson 2011, tr. 24.
  12. ^ White & Gribbin 2002, tr. 12.
  13. ^ Ferguson 2011, tr. 22–23.
  14. ^ White & Gribbin 2002, tr. 11–12.
  15. ^ White & Gribbin 2002, tr. 8.
  16. ^ White & Gribbin 2002, tr. 7–8.
  17. ^ Larsen 2005, tr. 4.
  18. ^ Ferguson 2011, tr. 25–26.
  19. ^ White & Gribbin 2002, tr. 14–16.
  20. ^ Ferguson 2011, tr. 26.
  21. ^ White & Gribbin 2002, tr. 19–20.
  22. ^ Ferguson 2011, tr. 25.
  23. ^ White & Gribbin 2002, tr. 17–18.
  24. ^ Ferguson 2011, tr. 27.
  25. ^ Hoare, Geoffrey; Love, Eric (5 tháng 1 năm 2007). “Dick Tahta”. guardian.co.uk. London: Guardian News and Media. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2012.
  26. ^ White & Gribbin 2002, tr. 41.
  27. ^ Ferguson 2011, tr. 27–28.
  28. ^ White & Gribbin 2002, tr. 42–43.
  29. ^ a b Ferguson 2011, tr. 28.
  30. ^ Ferguson 2011, tr. 28–29.
  31. ^ White & Gribbin 2002, tr. 46–47, 51.
  32. ^ Ferguson 2011, tr. 29.
  33. ^ a b Ferguson 2011, tr. 30–31.
  34. ^ Hawking 1992, p. 44.
  35. ^ White & Gribbin 2002, tr. 50.
  36. ^ a b c Ferguson 2011, tr. 31.
  37. ^ White & Gribbin 2002, tr. 54.
  38. ^ White & Gribbin 2002, tr. 54–55.
  39. ^ White & Gribbin 2002, tr. 56.
  40. ^ Ferguson 2011, tr. 31–32.
  41. ^ Ferguson 2011, tr. 33.
  42. ^ White & Gribbin 2002, tr. 58.
  43. ^ Ferguson 2011, tr. 33–34.
  44. ^ Ferguson 2011, tr. 32.
  45. ^ Donaldson, Gregg J. (tháng 5 năm 1999). “The Man Behind the Scientist”. Tapping Technology. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  46. ^ White & Gribbin 2002, tr. 59.
  47. ^ Ferguson 2011, tr. 34–35.
  48. ^ Larsen 2005, tr. 18–19.
  49. ^ White & Gribbin 2002, tr. 59–61.
  50. ^ White & Gribbin 2002, tr. 61–63.
  51. ^ Ferguson 2011, tr. 37–40.
  52. ^ Larsen 2005, tr. xiv.
  53. ^ Ferguson 2011, tr. 40.
  54. ^ White & Gribbin 2002, tr. 69–70.
  55. ^ Ferguson 2011, tr. 42.
  56. ^ White & Gribbin 2002, tr. 68–69.
  57. ^ Ferguson 2011, tr. 34.
  58. ^ White & Gribbin 2002, tr. 71–72.
  59. ^ Ferguson 2011, tr. 43–44.
  60. ^ a b Ferguson 2011, tr. 47.
  61. ^ Larsen 2005, tr. xix.
  62. ^ Ferguson 2011, tr. 45–47.
  63. ^ White & Gribbin 2002, tr. 92–98.
  64. ^ White & Gribbin 2002, tr. 101.
  65. ^ Ferguson 2011, tr. 61,64.
  66. ^ Ferguson 2011, tr. 64–65.
  67. ^ White & Gribbin 2002, tr. 115–16.
  68. ^ Hawking, Stephen; Penrose, Roger (1970). “The Singularities of Gravitational Collapse and Cosmology”. Proceedings of the Royal Society A. 314 (1519): 529–548. Bibcode:1970RSPSA.314..529H. doi:10.1098/rspa.1970.0021.
  69. ^ Ferguson 2011, tr. 48–49.
  70. ^ Ferguson 2011, tr. 76–77.
  71. ^ White & Gribbin 2002, tr. 124–25.
  72. ^ Ridpath, Ian (4 tháng 5 năm 1978). “Black hole explorer”. New Scientist. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2013.
  73. ^ White & Gribbin 2002, tr. 124.
  74. ^ White & Gribbin 2002, tr. viii.
  75. ^ a b Ferguson 2011, tr. 48.
  76. ^ White & Gribbin 2002, tr. 117.
  77. ^ Ferguson 2011, tr. 162.
  78. ^ Ferguson 2011, tr. 49.
  79. ^ Ferguson 2011, tr. 65.
  80. ^ Ferguson 2011, tr. 65–67.
  81. ^ Larsen 2005, tr. 38.
  82. ^ Ferguson 2011, tr. 67–68.
  83. ^ White & Gribbin 2002, tr. 123–24.
  84. ^ Larsen 2005, tr. 33.
  85. ^ R. D. Blandford (30 tháng 3 năm 1989). “Astrophysical Black Holes”. Three Hundred Years of Gravitation. Cambridge University Press. tr. 278. ISBN 978-0-521-37976-2. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= (gợi ý |editor=) (trợ giúp)
  86. ^ Larsen 2005, tr. 35.
  87. ^ a b Ferguson 2011, tr. 68.
  88. ^ Larsen 2005, tr. 39.
  89. ^ a b White & Gribbin 2002, tr. 146.
  90. ^ Ferguson 2011, tr. 70.
  91. ^ Larsen 2005, tr. 41.
  92. ^ Hawking, Stephen W. (1974). “Black hole explosions?”. Nature. 248 (5443): 30–31. Bibcode:1974Natur.248...30H. doi:10.1038/248030a0.
  93. ^ Hawking, Stephen W. (1975). “Particle creation by black holes”. Communications in Mathematical Physics. 43 (3): 199–220. Bibcode:1975CMaPh..43..199H. doi:10.1007/BF02345020.
  94. ^ Ferguson 2011, tr. 69–73.
  95. ^ Ferguson 2011, tr. 70–74.
  96. ^ Larsen 2005, tr. 42–43.
  97. ^ White & Gribbin 2002, tr. 150–51.
  98. ^ Larsen 2005, tr. 44.
  99. ^ White & Gribbin 2002, tr. 133.
  100. ^ “Julius Edgar Lilienfeld Prize”. American Physical Society. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  101. ^ “Oldest, space-travelled, science prize awarded to Hawking”. The Royal Society. 24 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
  102. ^ “Fonseca Prize 2008”. University of Santiago de Compostela. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
  103. ^ “Hawking receives honour from Obama”. Luân Đôn: Guardian. 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2009.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiếng Việt

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt