Khác biệt giữa bản sửa đổi của “RNA”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19: Dòng 19:
Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các [[chất xúc tác]] (giống như [[enzyme]]).<ref>{{cite journal | vauthors = Higgs PG | title = RNA secondary structure: physical and computational aspects | journal = Quarterly Reviews of Biophysics | volume = 33 | issue = 3 | pages = 199–253 | date = August 2000 | pmid = 11191843 | doi = 10.1017/S0033583500003620 }}</ref> Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hệ RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA.<ref name=ribosome_activity>{{cite journal | vauthors = Nissen P, Hansen J, Ban N, Moore PB, Steitz TA | title = The structural basis of ribosome activity in peptide bond synthesis | journal = Science | volume = 289 | issue = 5481 | pages = 920–30 | date = August 2000 | pmid = 10937990 | doi = 10.1126/science.289.5481.920 | bibcode = 2000Sci...289..920N }}</ref>
Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các [[chất xúc tác]] (giống như [[enzyme]]).<ref>{{cite journal | vauthors = Higgs PG | title = RNA secondary structure: physical and computational aspects | journal = Quarterly Reviews of Biophysics | volume = 33 | issue = 3 | pages = 199–253 | date = August 2000 | pmid = 11191843 | doi = 10.1017/S0033583500003620 }}</ref> Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hệ RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA.<ref name=ribosome_activity>{{cite journal | vauthors = Nissen P, Hansen J, Ban N, Moore PB, Steitz TA | title = The structural basis of ribosome activity in peptide bond synthesis | journal = Science | volume = 289 | issue = 5481 | pages = 920–30 | date = August 2000 | pmid = 10937990 | doi = 10.1126/science.289.5481.920 | bibcode = 2000Sci...289..920N }}</ref>


== Hình ảnh ==
==Cấu trúc==
{{bài chính|Cấu trúc axit nucleic}}
<gallery>
[[Tập tin:Piwi-siRNA-basepairing.png|nhỏ|phải|230px|Cặp base Watson-Crick trong [[siRNA]] (các nguyên tử hiđrô không được thể hiện)]]
Tập tin:Pre-mRNA-1ysv-tubes.png
Mỗi [[nucleotide]] trong RNA chứa một đường [[ribose]], với cacbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là [[adenine]] (A), [[cytosine]] (C), [[guanine]] (G), hoặc [[uracil]] (U). Adenine và guanine là các [[purine]], cytosine và uracil là các [[pyrimidine]]. Một nhóm [[phosphat]] gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành [[liên kết hiđrô]] giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil.<ref name="pmid15561141"/> Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình,<ref>{{cite book|title=RNA biochemistry and biotechnology| vauthors= Barciszewski J, Frederic B, Clark C | date = 1999 | pages = 73–87 | publisher = Springer | isbn = 0-7923-5862-7 | oclc = 52403776 }}</ref>
Tập tin:10 large subunit.gif
hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine.<ref name="pmid15561141">{{cite journal | vauthors = Lee JC, Gutell RR | title = Diversity of base-pair conformations and their occurrence in rRNA structure and RNA structural motifs | journal = Journal of Molecular Biology | volume = 344 | issue = 5 | pages = 1225–49 | date = December 2004 | pmid = 15561141 | doi = 10.1016/j.jmb.2004.09.072 }}</ref>
Tập tin:10 small subunit.gif
Tập tin:159RNA와 올리고뉴클레오타이드.jpg
</gallery>


== Tham khảo ==
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 07:47, ngày 3 tháng 6 năm 2018

Một vòng cặp tóc mRNA tiền xử lý (pre-mRNA). Các đơn vị nucleobase (lục) và bộ khung ribose-phosphate (lam). Đây là sợi đơn RNA bản thân tự gập lại.

Axit ribonucleic (RNA hay ARN) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene. RNA và DNA là các axit nucleic, và, cùng với lipid, proteincacbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. Giống như DNA, RNA tạo thành từ một chuỗi nucleotide, nhưng không giống DNA là thường tìm thấy nó ở dạng tự nhiên là một sợi đơn gập lại vào chính nó, hơn là sợi xoắn kép. Các sinh vật tế bào sử dụng RNA thông tin (mRNA) đề truyền đạt các thông tin di truyền (sử dụng các base nitric guanine, uracil, adenine, và cytosine, ký hiệu tương ứng bằng các chữ cái G, U, A, và C) cho phép tổng hợp trực tiếp lên các protein chuyên biệt. Nhiều virus mã hóa thông tin di truyền của chúng trong bộ gene RNA.

Một số phân tử RNA đóng vai trò hoạt động bên trong tế bào như là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh học, kiểm soát biểu hiện gene, hoặc những đáp ứng cảm nhận và liên lạc trong tín hiệu tế bào. Một trong những quá trình hoạt động chính là sinh tổng hợp protein, một chức năng phổ biến mà các phân tử RNA trực tiếp tham gia tổng hợp protein trên phân tử ribosome. Quá trình này sử dụng các phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang các axit amin đến phức hệ ribosome, nơi các phân tử RNA ribosome (rRNA) thực hiện ghép nối các axit amin với nhau tạo thành chuỗi tiền protein.

So sánh với DNA

Các base trong một phân tử RNA.
Minh họa ba chiều của tiểu đơn vị 50S của ribosome. RNA ribosome màu hoàng thổ, protein màu lam. Vị trí hoạt động là một đoạn nhỏ của rRNA, như thể hiện màu đỏ.

Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản:

  • Không như sợi xoắn kép DNA, RNA là phân tử sợi đơn[1] trong hầu hết các chức năng sinh học của nó và chứa chuỗi các nucleotide ngắn hơn nhiều.[2] Tuy nhiên, RNA có thể, bằng cách bắt cặp base bổ sung, tạo thành sợi xoắn kép tự gập từ một sơn đơn, như ở trường hợp tRNA.
  • Trong khi "bộ khung" đường-phosphate của DNA chứa deoxyribose, thì bộ khung của RNA là phân tử ribose[3]. Đường ribose có một nhóm hydroxyl gắn với mạch vòng pentose ở vị trí 2', trong khi ở phân tử deoxyribose không có. Nhóm hydroxyl trong bộ khung ribose làm cho RNA ít ổn định so với DNA bỏi vì chúng dễ bị thủy phân hơn.
  • Base bổ sung của adenine trong DNA là thymine, trong khi ở RNA, nó là uracil, mà là một dạng chưa metyl hóa của thymine.[4]

Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại[5] và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein.

Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme).[6] Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hệ RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA.[7]

Cấu trúc

Cặp base Watson-Crick trong siRNA (các nguyên tử hiđrô không được thể hiện)

Mỗi nucleotide trong RNA chứa một đường ribose, với cacbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là adenine (A), cytosine (C), guanine (G), hoặc uracil (U). Adenine và guanine là các purine, cytosine và uracil là các pyrimidine. Một nhóm phosphat gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành liên kết hiđrô giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil.[8] Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình,[9] hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine.[8]

Tham khảo

  1. ^ “RNA: The Versatile Molecule”. University of Utah. 2015.
  2. ^ “Nucleotides and Nucleic Acids” (PDF). University of California, Los Angeles.
  3. ^ Shukla RN (30 tháng 6 năm 2014). Analysis of Chromosomes. ISBN 9789384568177.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Biochemistry
  5. ^ Tinoco I, Bustamante C (tháng 10 năm 1999). “How RNA folds”. Journal of Molecular Biology. 293 (2): 271–81. doi:10.1006/jmbi.1999.3001. PMID 10550208. Đã bỏ qua tham số không rõ |last-author-amp= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ Higgs PG (tháng 8 năm 2000). “RNA secondary structure: physical and computational aspects”. Quarterly Reviews of Biophysics. 33 (3): 199–253. doi:10.1017/S0033583500003620. PMID 11191843.
  7. ^ Nissen P, Hansen J, Ban N, Moore PB, Steitz TA (tháng 8 năm 2000). “The structural basis of ribosome activity in peptide bond synthesis”. Science. 289 (5481): 920–30. Bibcode:2000Sci...289..920N. doi:10.1126/science.289.5481.920. PMID 10937990.
  8. ^ a b Lee JC, Gutell RR (tháng 12 năm 2004). “Diversity of base-pair conformations and their occurrence in rRNA structure and RNA structural motifs”. Journal of Molecular Biology. 344 (5): 1225–49. doi:10.1016/j.jmb.2004.09.072. PMID 15561141.
  9. ^ Barciszewski J, Frederic B, Clark C (1999). RNA biochemistry and biotechnology. Springer. tr. 73–87. ISBN 0-7923-5862-7. OCLC 52403776.
  1. Molecular Cell Biology - 6th edition - Lodish, Berk, Kaiser, Krieger, Scott, Bretscher, Ploegh, Matsudaira (2008)