Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đột biến xôma”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tác giả đầu tiên của trang "ĐB xôma"
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 05:41, ngày 23 tháng 1 năm 2021

Bông hoa tulip vốn toàn các cánh màu đỏ bị đột biến xôma dẫn đến một nửa cánh hoa có màu vàng.

Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở tế bào xôma của một sinh vật đa bào sinh sản hữu tính (có các loại tế bào sinh sản chuyên biệt), bao gồm đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể chỉ ở loại tế bào xôma.[1][2] Theo nghĩa rộng, đột biến xôma là bất kỳ đột biến nào xảy ra trong một tế bào không phải là giao tử, tế bào mầm hoặc tế bào sinh giao tử (dòng mầm) của sinh vật gồm cả con người.[3][4]

Đặc trưng của đột biến xôma là chỉ xảy ra ở một tế bào xôma hoặc một vài dòng tế bào xôma, mà không xảy ra ở tế bào dòng mầm, nên đột biến này không truyền được cho thế hệ sau. Tuy nhiên, đặc trưng này bị mờ nhạt ở nhóm thực vật không có dòng mầm chuyên biệt, cũng như ở nhóm động vật có thể sinh sản vô tính kiểu nảy chồi, tái sinh (chẳng hạn ở thủy tức). Mặc dù các đột biến xôma không được truyền lại cho con cháu của sinh vật, nhưng đột biến đã xảy ra sẽ có ở thế hệ con cháu của tế bào bị đột biến, tạo thành dòng tế bào đột biến, đồng thời có thể biểu hiện ở một phần cơ thể trong cùng một cơ thể không đột biến, tạo nên thể khảm.[1][5] Nhiều bệnh ung thư là kết quả của các đột biến xôma tích lũy.[3]

Biểu hiện

Chú thích: "Tổng quan về các loại biến dị (bảng A – C), mới (bảng D, E) và đột biến xôma (bảng F, G). Đột biến di truyền luôn được truyền qua dòng mầm (A); mặc dù a bố mẹ cũng có thể bị khảm (sự kết hợp giữa bệnh khảm soma và dòng mầm này đôi khi được gọi là bệnh khảm tuyến sinh dục) (B); Trong những trường hợp như vậy, con cái có thể thừa hưởng biến thể là đột biến dị hợp tử với kiểu hình lâm sàng nghiêm trọng hơn. Bố mẹ cũng có thể mắc bệnh khảm mầm có thể được di truyền bởi thế hệ con cháu (C); đột biến De novo được xác định về mặt hoạt động là các kiểu gen được quan sát thấy ở một đứa trẻ nhưng không phải ở cả cha và mẹ. con lai) (D) hoặc hậu hợp tử (E); Đột biến xôma có thể xảy ra tương đối sớm trong quá trình phát triển (F) hoặc bất kỳ lúc nào muộn hơn trong suốt vòng đời (G), thường ảnh hưởng đến ít tế bào hơn".

Nguồn trích dẫn

  1. ^ a b Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  2. ^ “Somatic mutation”.
  3. ^ a b Pablo E. García-Nieto, Ashby J. Morrison & Hunter B. Fraser. “The somatic mutation landscape of the human body”.
  4. ^ “somatic mutation”.
  5. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.