Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Góc phần tư thiên hà”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “nhỏ|300x300px|Các đường thẳng kinh độ của [[hệ tọa độ thiên hà. Những đường vuông góc trong hình phân chia Ngân Hà thành bốn góc phần tư.]] Một '''góc phần tư thiên hà''' (tiếng Anh: ''galactic quadrant'') là một trong bốn khu vực phân chia hình quạt bằng nhau của mặt phẳng thiên hà dải Ngân Hà. == Các góc phần t…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:16, ngày 3 tháng 7 năm 2021

Các đường thẳng kinh độ của hệ tọa độ thiên hà. Những đường vuông góc trong hình phân chia Ngân Hà thành bốn góc phần tư.

Một góc phần tư thiên hà (tiếng Anh: galactic quadrant) là một trong bốn khu vực phân chia hình quạt bằng nhau của mặt phẳng thiên hà dải Ngân Hà.

Các góc phần tư trong hệ tọa độ thiên hà

Trong thiên văn học thực tế, sự phân vùng các góc phần tư thiên hà dựa vào hệ tọa độ thiên hà, trong đó đặt Mặt Trời vào điểm gốc cực hệ tọa độ. Mặt Trời được chọn làm điểm gốc thay vì trung tâm Ngân Hà bởi những lý do thực tế, vì tới nay mọi quan sát thiên văn (bởi loài người) đều được thực hiện trên Trái Đất hay bên trong hệ Mặt Trời.

Sự phân vùng

Các góc phần tư được mô tả và gọi tên theo số thứ tự—ví dụ "góc phần tư thiên hà thứ nhất"[1] "góc phần tư thiên hà thứ hai,"[2] hay "góc phần tư thứ ba của dải Ngân Hà."[3] Khi nhìn từ cực thiên hà Bắc với tia 0 kinh độ (°) được chọn là tia nối Mặt Trời tới trung tâm dải Ngân Hà, các góc phần tư được xác định như dưới đây (trong đó lkinh độ thiên hà):

  • góc phần tư thiên hà thứ nhất (GQ1) – 0° ≤ l ≤ 90°[4]
  • góc phần tư thiên hà thứ hai (GQ2) – 90° ≤ l ≤ 180°[2]
  • góc phần tư thiên hà thứ ba (GQ3) – 180° ≤ l ≤ 270°[3]
  • góc phần tư thiên hà thứ tư (GQ4) – 270° ≤ l ≤ 360°[1]

Một khu vực trong không gian Ngân Hà có thể được xác định theo góc phần tư thiên hà và vị trí Bắc (N) hoặc Nam (S) so với mặt phẳng thiên hà.

Các chòm sao được phân nhóm theo góc phần tư thiên hà

Các chòm sao được phân nhóm theo góc phần tư thiên hà (N/S, 1-4)
Góc phần tư Chòm sao (Chòm sao hoàng đạo được tô đậm)
NGQ1 7 (Lyra, Hercules, Serpens, Corona Borealis, Ophiuchus, Cygnus, Boötes)
SGQ1 11 (Sagittarius, Capricornus, Aquarius, Equuleus, Delphinus, Sagitta, Aquila, Vulpecula, Microscopium, Scutum, Piscis Austrinus)
NGQ2 8 (Cepheus, Draco, Ursa Minor, Canes Venatici, Ursa Major, Lynx, Camelopardalis, Auriga)
SGQ2 11 (Pisces, Aries, Taurus, Andromeda, Cassiopeia, Cetus, Perseus, Triangulum, Lacerta, Hydra, Pegasus)
NGQ3 8 (Gemini, Cancer, Leo, Canis Minor, Sextans, Monoceros, Pyxis, Leo Minor)
SGQ3 9 (Orion, Eridanus, Caelum, Lepus, Pictor, Columba, Canis Major, Puppis, Fornax)
NGQ4 12 (Virgo, Libra, Scorpius, Coma Berenices, Corvus, Crater, Lupus, Centaurus, Norma, Crux, Antlia, Vela)
SGQ4 22 (Circinus, Musca, Telescopium, Triangulum Australe, Apus, Chamaeleon, Corona Australis, Pavo, Indus, Grus, Octans, Sculptor, Phoenix, Reticulum, Dorado, Mensa, Tucana, Volans, Carina, Ara, Hydrus, Horologium)

Khả năng trông thấy của mỗi góc phần tư

Định hướng của các hệ tọa độ xích đạo, hoàng đạo, và thiên hà, chiếu lên thiên cầu.

Do định hướng của Trái Đất so với phần còn lại của Ngân Hà, góc phần tư thứ hai chỉ chủ yếu quan sát được từ bán cầu Bắc, trong khi góc phần tư thứ tư chỉ chủ yếu quan sát được từ bán cầu Nam. Do đó, những người ngắm sao nghiệp dư thường sử dụng các góc phần tư thiên hà hơn trên thực tế. Tuy nhiên, các tổ chức thiên văn hợp tác quốc tế không bị ràng buộc bởi đường chân trời của Trái Đất.

Dựa trên góc nhìn từ Trái Đất, ta có thể tìm kiếm và nhìn về phía các chòm sao chính để nhận diện sơ bộ vị trí ranh giới của các góc phần tư thiên hà:[5] (Chú ý: bằng cách vẽ một đường đi qua các chòm sao dưới đây, ta cũng có thể tìm gần đúng xích đạo thiên hà.)

Sự phân chia phần tư bầu trời thời cổ

Trong khoa học viễn tưởng

Star Trek

Star Wars

Warhammer 40000

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Thomas Wilson; Kristen Rohlfs; Susanne Huettemeister (2008), Tools of Radio Astronomy, Springer Science & Business Media, tr. 347, ISBN 978-3-540-85121-9
  2. ^ a b Kiss, Cs; Moór, A; Tóth, L. V (2004). “Far-infrared loops in the 2nd Galactic Quadrant”. Astronomy & Astrophysics. 418: 131–141. arXiv:astro-ph/0401303. Bibcode:2004A&A...418..131K. doi:10.1051/0004-6361:20034530. S2CID 7825138.
  3. ^ a b M. Lampton et al. An All-Sky Catalog of Faint Extreme Ultraviolet Sources The Astrophysical Journal Supplement Series . 1997
  4. ^ THE BEGINNINGS OF RADIO ASTRONOMY IN THE NETHERLANDS Lưu trữ 2010-09-19 tại Wayback Machine. Journal of Astronomical History and Heritage. 2006
  5. ^ “Galactic Coordinates”. Thinkastronomy.com. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài