Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chia thử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tạo với bản dịch của trang “Trial division
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 09:02, ngày 18 tháng 12 năm 2021

Chia thử hay Chia thử nghiệm là cách làm tốn công nhưng đơn giản dễ hiểu nhất trong các thuật toán phân tích số nguyên ra thừa số. Ý tưởng của phương pháp này là thực hiện hàng loạt các phép chia để xem với số nguyên n có chia hết cho lần lượt từng số tự nhiên nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của n hay không. Ví dụ với n = 12 sẽ chia hết cho 1, 2, 3, 4, 6, 12. Tối giản thành các thừa số số nguyên tố sẽ thu được 12 = 3 × 4 = 3 × 22 .

Chia thử được Fibonacci lần đầu tiên mô tả cuốn Liber Abaci (1202).[1]

Phương pháp

Cho trước một số nguyên dương n, cách chia thử sẽ kiểm tra một cách có hệ thống xem n có chia hết cho bất kỳ số nhỏ hơn n. Phép thử sẽ lấy tăng dần số chia k bắt đầu từ 2 trở lên. Nếu n không chia hết cho k thì cũng không chia hết cho các bội số của k và sẽ không cần kiểm tra, ví dụ nếu đã không chia hết cho 2 thì không cần thử phép chia với 4 hoặc 6. Như vậy, phép thử có thể được giảm bớt khi chọn số chia là số nguyên tố ứng viên. Ngoài ra, số chia cũng chỉ cần thử khi nhỏ hơn vì nếu n chia hết p, thì n = p × q và nếu q nhỏ hơn p thì đã được phát hiện khi cho q rồi. Nếu n là số chính phương thì căn bậc hai của n cũng là một thừa số dùng làm giới hạn trên cho phép thử.

Cũng có thể dùng thừa số nguyên tố để xác định giới hạn thử nghiệm chặt hơn. Giả sử Pi là số nguyên tố thứ i, nghĩa là P 1 = 2, P 2 = 3, P 3 = 5,.... là số cuối cùng dùng trong phép thử cho n thì P2i + 1 > n nên Pi + 1 chính là giới hạn không cần thử. Ví dụ n = 48 thì chỉ cần thử chia cho 2, 3 và 5 là đủ vì vì bình phương của số nguyên tố tiếp theo là P24 =72=49 lớn hơn 48 rồi, hoặc n < 25 thì chỉ cần thử chia cho 2 và 3 là đủ. .

Ví dụ sau đây về thuật toán chia thử, dùng các số nguyên liên tiếp làm số chia để thử (bằng Python):

Cách chia thử như thế này được đảm bảo tìm ra tất cả ước số của n, nếu n là số nguyên tố thì phép thử có thể chạy đến n. Do đó, nếu thuật toán chỉ tìm thấy một ước số (lớn hơn 1) thì chứng tỏ nsố nguyên tố. Nếu tìm thấy nhiều hơn thì nhợp số.

Tham khảo

  • Childs, Lindsay N. (2009). A concrete introduction to higher algebra. Undergraduate Texts in Mathematics (ấn bản 3). New York, NY: Springer-Verlag. ISBN 978-0-387-74527-5. Zbl 1165.00002.
  • Crandall, Richard; Pomerance, Carl (2005). Prime numbers. A computational perspective (ấn bản 2). New York, NY: Springer-Verlag. ISBN 0-387-25282-7. Zbl 1088.11001.

Liên kết ngoài

  1. ^ Mollin, Richard A. (2002). “A brief history of factoring and primality testing B. C. (before computers)”. Mathematics Magazine. 75 (1): 18–29. doi:10.2307/3219180. MR 2107288.