Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử di truyền các dân tộc bản địa châu Mỹ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Lịch sử di truyền các dân tộc bản địa châu Mỹ''' được chia thành hai giai đoạn chính: đầu tiên là làn sóng thiên di vào châu Mỹ của người cổ đại tầm 20.000-14.000 năm trước (nhiều khả năng còn sớm hơn thế), và cuộc thực dân hóa châu Mỹ của người châu Âu sau khoảng 500 năm trước.<ref name=Gene…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 16:19, ngày 15 tháng 8 năm 2022

Lịch sử di truyền các dân tộc bản địa châu Mỹ được chia thành hai giai đoạn chính: đầu tiên là làn sóng thiên di vào châu Mỹ của người cổ đại tầm 20.000-14.000 năm trước (nhiều khả năng còn sớm hơn thế), và cuộc thực dân hóa châu Mỹ của người châu Âu sau khoảng 500 năm trước.[1][2] Làn sóng di cư đầu tiên giữ vai trò chủ chốt, quyết định số lượng các dòng di truyền, đột biến tiếp hợp giao tử và các haplotype nền móng hiện diện trong các quần thể người bản địa châu Mỹ ngày nay.[3]

Hầu hết các nhóm bản địa châu Mỹ hiện nay là hậu duệ của một trong hai dòng tổ tiên từng hình thành ở Siberia trước Cực đại băng hà cuối cùng, tức khoảng từ 36.000-25.000 năm trước. Sau đó, họ phân tán khắp châu Mỹ sau thời điểm 16.000 năm trước; ngoại lệ là các nhóm nói tiếng Na-Denetiếng Eskimo–Aleut có nguồn gốc một phần từ các nhóm người Siberia di cư vào châu Mỹ về sau.[4]

Đầu những năm 2000, các nghiên cứu cổ di truyền vẫn chủ yếu dựa trên phân tích các nhóm đơn bội Y-DNAnhóm đơn bội ADN ty thể ở người.[5] Các chỉ thị "atDNA" đôi khi cũng được vận dụng trong các nghiên cứu, song khác với mtDNA hoặc Y-DNA ở chỗ chúng thường trùng lặp với nhau rất đáng kể.[6]

Các phân tích di truyền quần thể người châu Mỹ bản địa và Siberi thường được dùng để phản ủng hộ học thuyết cho rằng các quần thể sáng lập tại Beringia bị cô lập từ sớm,[7] rồi sau đó mới có những luồng di cư nhanh chóng hơn từ Siberia qua Beringia vào Tân Thế giới.[8] Sự đa dạng của các dãy ADN vi vệ tinh và sự phân bố dòng Y đặc trưng của Nam Mỹ chứng tỏ rằng một số quần thể người châu Mỹ từng bị cô lập kể từ lần đầu họ đặt chân đến khu vực này.[9] Các quần thể người Na-Dené, InuitAlaska bản địa sở hữu nhóm đơn bội Q-M242; song khác biệt với những dân tộc châu Mỹ bản địa khác do họ có nhiều đột biến mtDNA và atDNA khá độc đáo.[10][11][12] Điều này cho thấy rằng những dân tộc đầu tiên định cư ở cực bắc của Bắc MỹGreenland bắt nguồn từ những quần thể di cư vào châu Mỹ muộn hơn so với những quần thể thâm nhập xa hơn về phía nam của châu Mỹ.[13][14] Giới ngôn ngữ học và sinh vật học cũng đưa ra kết luận tương tự dựa trên phân tích các nhóm ngôn ngữ bản địa châu Mỹ và kiểu mẫu phân bố của các nhóm máu ABO.[15][16][17][18]

Chú thích

Cước chú


Dẫn nguồn

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Genebase
  2. ^ Orgel, Leslie E. (2004). “Prebiotic chemistry and the origin of the RNA world”. Critical Reviews in Biochemistry and Molecular Biology. 39 (2): 99–123. CiteSeerX 10.1.1.537.7679. doi:10.1080/10409230490460765. PMID 15217990.
  3. ^ Tallbear, Kim (2014). “The Emergence, Politics, and Marketplace of Native American DNA”. Trong Kleinman, Daniel Lee; Moore, Kelly (biên tập). Routledge Handbook of Science, Technology, and Society. Routledge. tr. 23. ISBN 978-1-136-23716-4. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ Moreno-Mayar, J. Víctor; Potter, Ben A.; Vinner, Lasse; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2018). “Terminal Pleistocene Alaskan genome reveals first founding population of Native Americans” (PDF). Nature. 553 (7687): 203–207. Bibcode:2018Natur.553..203M. doi:10.1038/nature25173. PMID 29323294. S2CID 4454580.
  5. ^ Y Chromosome Consortium (2002). “A Nomenclature System for the Tree of Human Y-Chromosomal Binary Haplogroups”. Genome Research. 12 (2): 339–348. doi:10.1101/gr.217602. PMC 155271. PMID 11827954.(Detailed hierarchical chart) Lưu trữ 2016-12-15 tại Wayback Machine
  6. ^ Griffiths, Anthony J. F.; Miller, Jeffrey H.; Suzuki, David T.; và đồng nghiệp biên tập (2000). An Introduction to Genetic Analysis (ấn bản 7). New York: W.H. Freeman. ISBN 978-0-7167-3771-1. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.[cần giải thích]
  7. ^ Tamm, Erika; Kivisild, Toomas; Reidla, Maere; và đồng nghiệp (5 tháng 9 năm 2007). “Beringian Standstill and Spread of Native American Founders”. PLOS ONE. 2 (9): e829. Bibcode:2007PLoSO...2..829T. doi:10.1371/journal.pone.0000829. PMC 1952074. PMID 17786201.
  8. ^ Derenko, Miroslava; Malyarchuk, Boris; Grzybowski, Tomasz; và đồng nghiệp (21 tháng 12 năm 2010). “Origin and Post-Glacial Dispersal of Mitochondrial DNA Haplogroups C and D in Northern Asia”. PLOS ONE. 5 (12): e15214. Bibcode:2010PLoSO...515214D. doi:10.1371/journal.pone.0015214. PMC 3006427. PMID 21203537.
  9. ^ Bortolini, Maria-Catira; Salzano, Francisco M.; Thomas, Mark G.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2003). “Y-chromosome evidence for differing ancient demographic histories in the Americas”. American Journal of Human Genetics. 73 (3): 524–539. doi:10.1086/377588. PMC 1180678. PMID 12900798.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NaDene
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Zegura
  12. ^ Saillard, Juliette; Forster, Peter; Lynnerup, Niels; và đồng nghiệp (2000). “mtDNA Variation among Greenland Eskimos. The Edge of the Beringian Expansion”. American Journal of Human Genetics. 67 (3): 718–726. doi:10.1086/303038. PMC 1287530. PMID 10924403.
  13. ^ Schurr, Theodore G. (21 tháng 10 năm 2004). “The Peopling of the New World: Perspectives from Molecular Anthropology”. Annual Review of Anthropology. 33: 551–583. doi:10.1146/annurev.anthro.33.070203.143932.
  14. ^ Torroni, Antonio; Schurr, Theodore G.; Yang, Chi-Chuan; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 1992). “Native American Mitochondrial DNA Analysis Indicates That the Amerind and the Nadene Populations Were Founded by Two Independent Migrations”. Genetics. 30 (1): 153–162. doi:10.1093/genetics/130.1.153. PMC 1204788. PMID 1346260.
  15. ^ Wade, Nicholas (12 tháng 3 năm 2014). “Pause Is Seen in a Continent's Peopling”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2017.
  16. ^ Lyovin, Anatole V. (1997). “Native Languages of the Americas”. An Introduction to the Languages of the World. Oxford University. tr. 309. ISBN 978-0-19-508115-2. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Mithun, Marianne (tháng 10 năm 1990). “Studies of North American Indian Languages”. Annual Review of Anthropology. 19 (1): 309–330. doi:10.1146/annurev.an.19.100190.001521. JSTOR 2155968.
  18. ^ Alice Roberts (2010). The Incredible Human Journey. A&C Black. tr. 101–03. ISBN 978-1-4088-1091-0. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.

Đọc thêm