Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Nội trong mắt ai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27: Dòng 27:
| định dạng =
| định dạng =
}}
}}
'''''Hà Nội trong mắt ai''''' là một bộ [[phim tài liệu]] [[Điện ảnh Việt Nam|Việt Nam]] của đạo diễn [[Trần Văn Thủy]]. Tác phẩm được sản xuất năm [[1982]] nhưng bị cấm chiếu cho tới năm [[1987]] mới được công chiếu rộng rãi. Bằng cách kể mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, ''Hà Nội trong mắt ai'' sử dụng những câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn bó với thủ đô để phản ánh suy nghĩ của người dân về tình hình xã hội.
'''''Hà Nội trong mắt ai''''' là một bộ [[phim tài liệu]] [[Điện ảnh Việt Nam|Việt Nam]] của đạo diễn [[Trần Văn Thủy]]. Tác phẩm được sản xuất năm [[1982]] nhưng bị cấm chiếu cho tới năm [[1987]] mới được công chiếu rộng rãi.{{Sfn|Tambling|2022|p=856}} Bằng cách kể mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, ''Hà Nội trong mắt ai'' sử dụng những câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn bó với thủ đô để phản ánh suy nghĩ của người dân về tình hình xã hội.


Sau khi chiếu duyệt, ''Hà Nội trong mắt ai'' đã lập tức bị cấm chiếu dù được nhiều người khen ngợi về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Phải 5 năm sau khi ra đời, bộ phim mới được chiếu rộng rãi nhờ sự can thiệp của các lãnh đạo [[Việt Nam]] như [[Nguyễn Văn Linh]], [[Phạm Văn Đồng]]. Năm [[1988]], bộ phim đã giành giải [[Bông sen vàng]] cho phim tài liệu Việt Nam hay nhất, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc lấy đề tài về [[Hà Nội]].
Sau khi chiếu duyệt, ''Hà Nội trong mắt ai'' đã lập tức bị cấm chiếu dù được nhiều người khen ngợi về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Phải 5 năm sau khi ra đời, bộ phim mới được chiếu rộng rãi nhờ sự can thiệp của các lãnh đạo [[Việt Nam]] như [[Nguyễn Văn Linh]], [[Phạm Văn Đồng]]. Năm [[1988]], bộ phim đã giành giải [[Bông sen vàng]] cho phim tài liệu Việt Nam hay nhất, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc lấy đề tài về [[Hà Nội]].
Dòng 46: Dòng 46:


== Công chiếu ==
== Công chiếu ==
Ngay ở lần chiếu duyệt ở [[Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương]] năm 1982,<ref name="phapluattp">{{Chú thích web|url=http://www.phapluattp.vn/tools/printnews.aspx?news_id=206346&thumuc=can-canh|tiêu đề=Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy: "Làm phim tài liệu phải... quái một chút"|tác giả=Thu Nguyệt|tác giả 2=Ngọc Nhiên|ngày tháng=2007-12-22|website=[[Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (báo)|Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh]]|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20091015163819/http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=206346|ngày lưu trữ=2009-10-15|url-status=dead|ngày truy cập=2023-04-20}}</ref> ''Hà Nội trong mắt ai'' đã sớm gặp phải rắc rối. Sau khi xem phim, giám đốc xưởng phim [[Lý Thái Bảo]] đã cho đạo diễn biết rằng bộ phim sẽ không được công chiếu vì nội dung của phim bị một số lãnh đạo trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho là "có vấn đề". Bộ phim khi đó đã gây tranh cãi trong nội bộ rất dữ dội vì nhiều người đã liên tưởng các câu chuyện lịch sử trong phim với "thời nay" và đụng chạm tới một số quan chức;<ref name=hanoimoi1/> trong văn bản của Đại hội Hội Điện ảnh lần thứ 2 soạn trước khi diễn ra đại hội, bộ phim của ông đã bị "kết tội" với ba ý gồm phim là do "thế lực thù địch xúi bẩy"; "dạy Đảng cầm quyền"; "không đi theo đường lối của Đảng [...] gieo rắc vào quần chúng những hoài nghi bi quan và tiêu cực".<ref name=":14">{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/news-20221008072858696.htm|tựa đề=Đạo diễn Trần Văn Thủy: Nếu không dùng người tài là thiệt thòi lớn|tác giả=Thiên Điểu|họ=|tên=|tác giả 2=Nguyễn Đình Toán|ngày=2022-10-08|website=[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ]]|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-26|tác giả 3=Võ Tân}}</ref> Phim từng được chiếu đi chiếu lại đến bốn lần chỉ trong một buổi sáng tại [[Quân ủy Trung ương (Việt Nam)|Quân ủy Trung ương]], và sau đó [[Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam|Uỷ ban Khoa học xã hội]] đã phải tổ chức một buổi tọa đàm về bộ phim, có sự tham gia của nhiều viện khác nhau như [[Viện Sử học (Việt Nam)|Viện Sử học]], [[Viện Triết học (Việt Nam)|Viện Triết học]], [[Viện Nghiên cứu Hán Nôm|Viện Hán Nôm]], tuy nhiên tất thảy đều không thể chỉ ra sai sót nào trong bộ phim.<ref name="hanoimoi1" /> Ông từng bị lãnh đạo cao cấp của chính quyền gọi lên sửa phim và yêu cầu làm một bộ phim kỷ niệm đơn thuần khác, nhưng Trần Văn Thủy đã từ chối.<ref name=":0" />
Ngay ở lần chiếu duyệt ở [[Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương]] năm 1982,<ref name="phapluattp">{{Chú thích web|url=http://www.phapluattp.vn/tools/printnews.aspx?news_id=206346&thumuc=can-canh|tiêu đề=Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy: "Làm phim tài liệu phải... quái một chút"|tác giả=Thu Nguyệt|tác giả 2=Ngọc Nhiên|ngày tháng=2007-12-22|website=[[Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (báo)|Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh]]|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20091015163819/http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=206346|ngày lưu trữ=2009-10-15|url-status=dead|ngày truy cập=2023-04-20}}</ref> ''Hà Nội trong mắt ai'' đã sớm gặp phải rắc rối. Sau khi xem phim, giám đốc xưởng phim [[Lý Thái Bảo]] đã cho đạo diễn biết rằng bộ phim sẽ không được công chiếu vì nội dung của phim bị một số lãnh đạo trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho là "có vấn đề". Bộ phim khi đó đã gây tranh cãi trong nội bộ rất dữ dội vì nhiều người đã liên tưởng các câu chuyện lịch sử trong phim với "thời nay" và đụng chạm tới một số quan chức;<ref name=hanoimoi1/> trong văn bản của Đại hội Hội Điện ảnh lần thứ 2 soạn trước khi diễn ra đại hội, bộ phim của ông đã bị "kết tội" với ba ý gồm phim là do "thế lực thù địch xúi bẩy"; "dạy Đảng cầm quyền"; "không đi theo đường lối của Đảng [...] gieo rắc vào quần chúng những hoài nghi bi quan và tiêu cực".<ref name=":14">{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/news-20221008072858696.htm|tựa đề=Đạo diễn Trần Văn Thủy: Nếu không dùng người tài là thiệt thòi lớn|tác giả=Thiên Điểu|họ=|tên=|tác giả 2=Nguyễn Đình Toán|ngày=2022-10-08|website=[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ]]|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-26|tác giả 3=Võ Tân}}</ref> Phim từng được chiếu đi chiếu lại đến bốn lần chỉ trong một buổi sáng tại [[Quân ủy Trung ương (Việt Nam)|Quân ủy Trung ương]], và sau đó [[Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam|Uỷ ban Khoa học xã hội]] đã phải tổ chức một buổi tọa đàm về bộ phim, có sự tham gia của nhiều viện khác nhau như [[Viện Sử học (Việt Nam)|Viện Sử học]], [[Viện Triết học (Việt Nam)|Viện Triết học]], [[Viện Nghiên cứu Hán Nôm|Viện Hán Nôm]], tuy nhiên tất thảy đều không thể chỉ ra sai sót nào trong bộ phim.<ref name="hanoimoi1" /> Ông từng bị lãnh đạo cao cấp của chính quyền gọi lên sửa phim và yêu cầu làm một bộ phim kỷ niệm đơn thuần khác, nhưng Trần Văn Thủy đã từ chối.<ref name=":11">{{Chú thích tạp chí|date=1989|title=Chuyện tử tế và thực tế không tử tế tại Việt Nam|url=https://books.google.com.vn/books?id=RBBUAAAAYAAJ|journal=Đuốc từ bi|publisher=Văn phòng Phật giáo Hòa Hảo Hải ngoại|issue=11-15|pages=108}}</ref><ref name=":0" />


Sau khi phim bị cấm chiếu, tuy không có một văn bản chính thức nào,<ref name=":7" /> Trần Văn Thủy đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, gia đình và công việc, bị theo dõi và bị phía công an chính quyền nghi ngờ có ý đồ xấu.<ref name="hanoimoi1" /><ref name=":4">{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/mot-nha-lam-phim-tu-te-18512101.htm|tựa đề=Một nhà làm phim tử tế|tác giả=Ngọc An|họ=|ngày=2013-10-20|website=[[Thanh Niên (báo)|Thanh Niên]]|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-20|archive-date=2023-04-20|archive-url=https://web.archive.org/web/20230420165654/https://thanhnien.vn/mot-nha-lam-phim-tu-te-18512101.htm}}</ref><ref name=":7" /> Thậm chí, nhiều bạn bè của ông còn tưởng ông sắp bị bắt giam. Về sau dù đã có một sự nghiệp thành đạt và danh hiệu [[nghệ sĩ Nhân dân]], ông vẫn ít muốn nhắc tới giai đoạn này.<ref name="hanoimoi1" /> Ngay cả Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cũng gặp rắc rối vì bộ phim. Tác phẩm này đã khiến việc trao Huân chương Anh hùng cho xưởng phim bị đình lại.<ref name="ttvh">{{Chú thích web|url=http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081030030235812T0/nguoi-may-man-nhieu-lan.htm|tiêu đề=Người may mắn nhiều lần|tác giả=Quang Đức|ngày tháng=2008-10-31|website=[[Thể thao & Văn hóa]]|archive-url=https://web.archive.org/web/20090811084845/http://thethaovanhoa.vn/133N20081030030235812T0/nguoi-may-man-nhieu-lan.htm|archive-date=2009-08-11|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-20}}</ref>
Sau khi phim bị cấm chiếu, tuy không có một văn bản chính thức nào,<ref name=":7" /> Trần Văn Thủy đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, gia đình và công việc, bị theo dõi và bị phía công an chính quyền nghi ngờ có ý đồ xấu.<ref name="hanoimoi1" /><ref name=":4">{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/mot-nha-lam-phim-tu-te-18512101.htm|tựa đề=Một nhà làm phim tử tế|tác giả=Ngọc An|họ=|ngày=2013-10-20|website=[[Thanh Niên (báo)|Thanh Niên]]|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-20|archive-date=2023-04-20|archive-url=https://web.archive.org/web/20230420165654/https://thanhnien.vn/mot-nha-lam-phim-tu-te-18512101.htm}}</ref><ref name=":7" /> Thậm chí, nhiều bạn bè của ông còn tưởng ông sắp bị bắt giam. Về sau dù đã có một sự nghiệp thành đạt và danh hiệu [[nghệ sĩ Nhân dân]], ông vẫn ít muốn nhắc tới giai đoạn này.<ref name="hanoimoi1" /> Ngay cả Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cũng gặp rắc rối vì bộ phim. Tác phẩm này đã khiến việc trao Huân chương Anh hùng cho xưởng phim bị đình lại.<ref name="ttvh">{{Chú thích web|url=http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081030030235812T0/nguoi-may-man-nhieu-lan.htm|tiêu đề=Người may mắn nhiều lần|tác giả=Quang Đức|ngày tháng=2008-10-31|website=[[Thể thao & Văn hóa]]|archive-url=https://web.archive.org/web/20090811084845/http://thethaovanhoa.vn/133N20081030030235812T0/nguoi-may-man-nhieu-lan.htm|archive-date=2009-08-11|url-status=live|ngày truy cập=2023-04-20}}</ref>
Dòng 55: Dòng 55:


== Đón nhận và đánh giá ==
== Đón nhận và đánh giá ==
Sau khi công chiếu chính thức, ''Hà Nội trong mắt ai'' đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Các buổi chiếu rạp của bộ phim tại Hà Nội luôn trong tình trạng kín chỗ, người dân thậm chí phải xếp hàng để mua vé xem tác phẩm tài liệu về Hà Nội này. Đây là sự kiện chưa từng có đối với thể loại phim tài liệu sản xuất trong nước, vốn trước đó chỉ được chiếu miễn phí hoặc chiếu kèm phim truyện.<ref name=hanoimoi2/>
Sau khi công chiếu chính thức, ''Hà Nội trong mắt ai'' đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt.<ref name=":11" /> Các buổi chiếu rạp của bộ phim tại Hà Nội luôn trong tình trạng kín chỗ, người dân thậm chí phải xếp hàng để mua vé xem tác phẩm tài liệu về Hà Nội này. Đây là sự kiện chưa từng có đối với thể loại phim tài liệu sản xuất trong nước, vốn trước đó chỉ được chiếu miễn phí hoặc chiếu kèm phim truyện.<ref name=hanoimoi2/>


Nhìn chung, bộ phim có được sự đón nhận tích cực từ khán giả thuộc thế hệ khác nhau. Đối với những người lớn tuổi, họ đánh giá ''Hà Nội trong mắt ai'' và ''Chuyện tử tế'' là một bộ phim xem "được", đạt ý muốn của người dựng phim và yêu cầu giải tỏa tâm tư. Tuy nhiên các phim cũng bị cho là quá "tham các sự kiện thời sự [...] lồng chúng lại với nhau không khéo léo" và "lời bình hơi nhiều và có vẻ đao to búa lớn". Trong khi đó, thế hệ người trẻ xem phim lại tỏ ra ưa thích ''Hà Nội trong mắt ai'' hơn là ''Chuyện tử tế'' bởi "ý tứ trầm cảm, sâu sắc, gợi mở, rung động tâm thức con người hơn". Cây bút Trương Thị Kim Dung của báo ''Hànộimới'' đã ghi nhận hướng tìm tòi của các tác giả nhưng bày tỏ hi vọng những tác phẩm sau sẽ "chín" hơn và có sức thuyết phúc hơn.<ref>{{Chú thích báo|last=Trương Thị Kim Dung|date=1988-02-14|title=Xem phim tài liệu — khoa học 1987|work=[[Hànộimới]]|issue=7103|url=http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=UyRl19880214.2.9&srpos=1&e=-------vi-20--1--img-txIN-%22h%c3%a0+n%e1%bb%99i+trong+m%e1%ba%aft+ai%22-----#|access-date=2023-05-06}}</ref>
Nhìn chung, bộ phim có được sự đón nhận tích cực từ khán giả thuộc thế hệ khác nhau. Đối với những người lớn tuổi, họ đánh giá ''Hà Nội trong mắt ai'' và ''Chuyện tử tế'' là một bộ phim xem "được", đạt ý muốn của người dựng phim và yêu cầu giải tỏa tâm tư. Tuy nhiên các phim cũng bị cho là quá "tham các sự kiện thời sự [...] lồng chúng lại với nhau không khéo léo" và "lời bình hơi nhiều và có vẻ đao to búa lớn". Trong khi đó, thế hệ người trẻ xem phim lại tỏ ra ưa thích ''Hà Nội trong mắt ai'' hơn là ''Chuyện tử tế'' bởi "ý tứ trầm cảm, sâu sắc, gợi mở, rung động tâm thức con người hơn". Cây bút Trương Thị Kim Dung của báo ''Hànộimới'' đã ghi nhận hướng tìm tòi của các tác giả nhưng bày tỏ hi vọng những tác phẩm sau sẽ "chín" hơn và có sức thuyết phúc hơn.<ref>{{Chú thích báo|last=Trương Thị Kim Dung|date=1988-02-14|title=Xem phim tài liệu — khoa học 1987|work=[[Hànộimới]]|issue=7103|url=http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=UyRl19880214.2.9&srpos=1&e=-------vi-20--1--img-txIN-%22h%c3%a0+n%e1%bb%99i+trong+m%e1%ba%aft+ai%22-----#|access-date=2023-05-06}}</ref>
Dòng 114: Dòng 114:
* {{Chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=8oILAQAAMAAJ|title=Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2|last=[[Nguyễn Thị Hồng Ngát]]|first=|date=2005|publisher=[[Cục Điện ảnh]]|oclc=53129383|archive-url=https://web.archive.org/web/20220512104008/https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=8oILAQAAMAAJ|archive-date=2022-05-12|ngày truy cập=2022-08-04}}
* {{Chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=8oILAQAAMAAJ|title=Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2|last=[[Nguyễn Thị Hồng Ngát]]|first=|date=2005|publisher=[[Cục Điện ảnh]]|oclc=53129383|archive-url=https://web.archive.org/web/20220512104008/https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=8oILAQAAMAAJ|archive-date=2022-05-12|ngày truy cập=2022-08-04}}
* {{Chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?id=IbsOAQAAMAAJ|title=Nửa thế kỷ tân nhạc|last=[[Nguyễn Thụy Kha]]|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng|year=1998|oclc=41294126|archive-url=https://web.archive.org/web/20230205080604/https://books.google.com.vn/books?id=IbsOAQAAMAA|archive-date=2023-02-05|ngày truy cập=2023-04-11}}
* {{Chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?id=IbsOAQAAMAAJ|title=Nửa thế kỷ tân nhạc|last=[[Nguyễn Thụy Kha]]|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng|year=1998|oclc=41294126|archive-url=https://web.archive.org/web/20230205080604/https://books.google.com.vn/books?id=IbsOAQAAMAA|archive-date=2023-02-05|ngày truy cập=2023-04-11}}
* {{Chú thích sách|url=https://books.google.com.vn/books?id=Ha2YEAAAQBAJ|title=The Palgrave Encyclopedia of Urban Literary Studies|last=Tambling|first=Jeremy|date=2022-10-29|publisher=Springer Nature|isbn=978-3-319-62419-8|language=en|trans-title=Bách khoa toàn thư nghiên cứu văn học thành thị Palgrave|oclc=1156352927}}


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==

Phiên bản lúc 18:22, ngày 6 tháng 5 năm 2023

Hà Nội trong mắt ai
Đạo diễnTrần Văn Thủy
Kịch bảnTrần Văn Thủy
Quay phimLưu Hà
Âm nhạcVăn Vượng
Phát hànhXưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
Công chiếu
1987
Ngôn ngữtiếng Việt

Hà Nội trong mắt ai là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1982 nhưng bị cấm chiếu cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi.[1] Bằng cách kể mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, Hà Nội trong mắt ai sử dụng những câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn bó với thủ đô để phản ánh suy nghĩ của người dân về tình hình xã hội.

Sau khi chiếu duyệt, Hà Nội trong mắt ai đã lập tức bị cấm chiếu dù được nhiều người khen ngợi về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Phải 5 năm sau khi ra đời, bộ phim mới được chiếu rộng rãi nhờ sự can thiệp của các lãnh đạo Việt Nam như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng. Năm 1988, bộ phim đã giành giải Bông sen vàng cho phim tài liệu Việt Nam hay nhất, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc lấy đề tài về Hà Nội.

Bối cảnh

Đầu những năm thập niên 1980, Việt Nam lúc này vẫn đang ở trong tình trạng bao cấp. Tình hình xã hội lúc đó rất khó khăn khi vừa mới thoát khỏi chiến tranh và xây dựng lại đất nước, những người dân ở Hà Nội phải ăn bo bo.[2][3] Nhu cầu cải cách xã hội trong bối cảnh trên là rất lớn. Đến năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã được tổ chức, trong đó đã đưa ra một chương trình cải cách toàn diện đất nước mang tên Đổi Mới, Việt Nam lúc này bước sang một giai đoạn mới và thoát khỏi thời bao cấp.[4][5] Nhiều tác phẩm nổi bật phản ánh về đời sống xã hội trước và sau Đổi Mới của nhiều văn, nghệ sĩ đã ra đời trong giai đoạn này và tạo chấn động trong dư luận.[6][7] Cũng trong đại hội này, một xu hướng xét lại tính đúng sai của các tác phẩm và tác giả từng bị kiểm duyệt trong quá khứ đã diễn ra trong giới văn nghệ sĩ.[8]

Nội dung

Hà Nội trong mắt ai mở đầu bằng hình ảnh nghệ sĩ guitar khiếm thị Văn Vượng, là một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nghệ sĩ Văn Vượng chỉ một lần mong muốn được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của thành phố. Tiếp đó Hà Nội trong mắt ai kể lại những câu chuyện và nhân vật lịch sử gắn bó với Hà Nội, từ Tô Hiến Thành, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Thì Nhậm tới Bùi Xuân Phái. Xen giữa những hình vẽ minh họa các câu chuyện lịch sử là các cảnh đẹp của Hà Nội như Hồ Tây, chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh cùng những cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân Hà Nội thời bao cấp. Bộ phim kết thúc bằng những suy nghĩ về di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh và khúc nhạc Hà Nội trong mắt ai do Văn Vượng sáng tác và trình diễn.

Sản xuất

Vào đầu thập niên 1980, Trần Văn Thủy nhận được kịch bản cho phim tài liệu quảng bá du lịch Hà Nội do Đào Trọng Khánh viết,[9][10] mang tên Hà Nội năm cửa ô, với nội dung mô tả về du lịch Hà Nội với những cảnh đẹp và làng nghề truyền thống. Tuy nhiên sau khi khảo sát điều kiện làm phim trong giai đoạn khó khăn này của thành phố, Trần Văn Thủy thấy rằng ông nên làm một bộ phim về những giá trị tinh thần vĩnh cửu của dân tộc, của thủ đô thay vì những cảnh đẹp vốn luôn thay đổi và biến động theo thời gian. Kịch bản Hà Nội trong mắt ai đã dần được hình thành thông qua các câu chuyện xoay quanh lịch sử Hà Nội, từ chuyện Tô Hiến Thành chọn người tài kế nghiệp cho tới những bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan hay câu đối của Ngô Thì Nhậm.[2] Bộ phim cũng có sự xuất hiện của nghệ sĩ guitar Văn Vượng – người được Trần Văn Thủy mời tham gia sau khi phóng sự về ông phát sóng trên truyền hình[11] – và họa sĩ Bùi Xuân Phái, người bạn trước đó của Trần Văn Thủy.[12]

Trần Văn Thủy được cho là đã "mượn chuyện xưa để nói chuyện nay" vào phim, mang nhiều ẩn ý, lớp nghĩa, từ đó "phản ánh suy nghĩ của người dân về tình hình xã hội" đương thời và gửi đến một thông điệp về nhân cách con người cũng như câu hỏi về số phận con người, nhu cầu đổi mới xã hội.[13][14] Bộ phim không được thực hiện theo phong cách chính luận mà thay vào đó là khắc họa Hà Nội mang "âm hưởng tha thiết, trong sáng và có chút ngậm ngùi từ tình yêu dành cho nó" của Văn Vượng và Bùi Xuân Phái, "với vẻ đẹp về chiều sâu tư tưởng, về cách trị nước yên dân trong quá khứ".[10] Nếu tính theo năm sản xuất thì Hà Nội trong mắt ai là tác phẩm tiên phong nhất, ra đời trước hầu hết các tác phẩm văn hóa mang tính đột phá của giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới như kịch Lưu Quang Vũ, phóng sự Cái đêm hôm ấy... đêm gì?.[15][8]

Bộ phim được quay dưới định dạng phim 35mm.[16] Người được giao trách nhiệm quay bộ phim là nhà quay phim trẻ Lưu Hà; đây là bộ phim đầu tiên anh bấm máy và cũng là bài tốt nghiệp của Lưu Hà ở Đại học Sân khấu và Điện ảnh.[15] Một số cảnh trong phim, trong đó có cảnh quay Bùi Xuân Phái, được Trần Văn Thủy thực hiện riêng.[3][12] Về phần nhạc phim, nghệ sĩ Văn Vượng đã sáng tác riêng một nhạc khúc cũng có tên "Hà Nội trong mắt ai" để biểu diễn vào phần cuối của phim.[17] Bộ phim đã được Trần Văn Thủy tập trung toàn lực để hoàn thành trong một thời gian ngắn.[18] Hai nhà sử học là Trần Huy BáNguyễn Vinh Phúc cũng tích cực tham gia vào quá trình biên soạn tư liệu cho bộ phim, nhưng không muốn ghi danh vào bộ phim.[10]

Công chiếu

Ngay ở lần chiếu duyệt ở Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương năm 1982,[19] Hà Nội trong mắt ai đã sớm gặp phải rắc rối. Sau khi xem phim, giám đốc xưởng phim Lý Thái Bảo đã cho đạo diễn biết rằng bộ phim sẽ không được công chiếu vì nội dung của phim bị một số lãnh đạo trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa cho là "có vấn đề". Bộ phim khi đó đã gây tranh cãi trong nội bộ rất dữ dội vì nhiều người đã liên tưởng các câu chuyện lịch sử trong phim với "thời nay" và đụng chạm tới một số quan chức;[2] trong văn bản của Đại hội Hội Điện ảnh lần thứ 2 soạn trước khi diễn ra đại hội, bộ phim của ông đã bị "kết tội" với ba ý gồm phim là do "thế lực thù địch xúi bẩy"; "dạy Đảng cầm quyền"; "không đi theo đường lối của Đảng [...] gieo rắc vào quần chúng những hoài nghi bi quan và tiêu cực".[20] Phim từng được chiếu đi chiếu lại đến bốn lần chỉ trong một buổi sáng tại Quân ủy Trung ương, và sau đó Uỷ ban Khoa học xã hội đã phải tổ chức một buổi tọa đàm về bộ phim, có sự tham gia của nhiều viện khác nhau như Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán Nôm, tuy nhiên tất thảy đều không thể chỉ ra sai sót nào trong bộ phim.[2] Ông từng bị lãnh đạo cao cấp của chính quyền gọi lên sửa phim và yêu cầu làm một bộ phim kỷ niệm đơn thuần khác, nhưng Trần Văn Thủy đã từ chối.[21][13]

Sau khi phim bị cấm chiếu, tuy không có một văn bản chính thức nào,[8] Trần Văn Thủy đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, gia đình và công việc, bị theo dõi và bị phía công an chính quyền nghi ngờ có ý đồ xấu.[2][22][8] Thậm chí, nhiều bạn bè của ông còn tưởng ông sắp bị bắt giam. Về sau dù đã có một sự nghiệp thành đạt và danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân, ông vẫn ít muốn nhắc tới giai đoạn này.[2] Ngay cả Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cũng gặp rắc rối vì bộ phim. Tác phẩm này đã khiến việc trao Huân chương Anh hùng cho xưởng phim bị đình lại.[23]

Để phim đến với công chúng, Trần Văn Thủy đã tìm mọi cách thuyết phục cấp trên ở Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương như xin sửa phim theo ý kiến chỉ đạo, tuy nhiên theo họ thì phim gặp vấn đề nghiêm trọng tới mức "không thể sửa được". Tiếp đó Trần Văn Thủy nhờ tới nhà quay phim của mình là Lưu Hà, vốn là con trai của phó giám đốc Xưởng phim lúc này. Vì vậy cuối cùng Lưu Hà đã xin cho phim được chiếu ở Cung Thiếu nhi Hà Nội vào giữa năm 1983 với tư cách phim tốt nghiệp của mình. Sau buổi chiếu phim đã nhận được rất nhiều lời khen từ phía khán giả, tuy nhiên đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn không thể thay đổi được quyết định của lãnh đạo cấp trên. Giữa tháng 10 năm 1983, cơ hội cuối cùng đến với đạo diễn khi Hà Nội trong mắt ai đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng chọn xem sau khi vô tình đọc được những dòng viết về bộ phim trong văn bản của Đại hội Hội điện ảnh lần thứ 2 trước thềm đại hội.[20] Sau khi xem xong phim, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ với bộ phim và đạo diễn, bằng nhiều cách như liên hệ với Văn phòng Ban Bí thư và đứng lên phát biểu tại thềm khai mạc Đại hội lần thứ hai của Hội Điện ảnh Việt Nam. Ông đã tác động để bộ phim được chiếu rộng rãi hết mức có thể ngay từ tháng 10 năm 1983.[15] Tuy nhiên, việc chiếu phim đã tiếp tục bị gây khó dễ khi ông được đích thân gặp các lãnh đạo cấp cao Trường Chinh, Lê Đức Thọ,...[24] và bộ phim bị chiếu tại Văn phòng Trung ương Đảng cho các lãnh đạo xem.[25]

Bất chấp những khó khăn gặp phải, đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn tiếp tục làm bộ phim tài liệu tiếp theo của mình với tựa đề Chuyện tử tế (1985), đây được coi là phần 2 của Hà Nội trong mắt ai tuy nội dung không thực sự liên quan đến nhau.[23][26] Phải đến hai năm sau đó, vào ngày 7 tháng 10 năm 1987,[13] sau khi đất nước chuyển sang thời kỳ Đổi Mới, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cho tập hợp những cán bộ quản lý văn hóa văn nghệ, chủ tịch, tổng thư ký các hội văn học nghệ thuật cùng xem phim để cho phiếu chiếu hay không chiếu phim và tất cả mọi người đều thông qua việc chiếu phim;[24] đạo diễn Trần Văn Thủy cũng được nói chuyện riêng với ông Nguyễn Văn Linh và Tổng bí thư đã tỏ ý ủng hộ Hà Nội trong mắt ai cũng như đề nghị Trần Văn Thủy làm ngay phần tiếp theo của phim. Nhờ vậy cả Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế được cùng công chiếu vào năm này.[19] Ngày 25 hoặc 26 tháng 9 năm 1987, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị thông qua Văn phòng Trung ương Đảng, nói với Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ươngBộ Văn hóa - Thông tin phải cho công chiếu Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế rộng rãi trên toàn quốc.[27][24] Hai bộ phim đã được gộp lại thành một và đem đi chiếu tại các rạp cũng như ở các cơ quan, câu lạc bộ trên khắp cả nước.[8]

Đón nhận và đánh giá

Sau khi công chiếu chính thức, Hà Nội trong mắt ai đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt.[21] Các buổi chiếu rạp của bộ phim tại Hà Nội luôn trong tình trạng kín chỗ, người dân thậm chí phải xếp hàng để mua vé xem tác phẩm tài liệu về Hà Nội này. Đây là sự kiện chưa từng có đối với thể loại phim tài liệu sản xuất trong nước, vốn trước đó chỉ được chiếu miễn phí hoặc chiếu kèm phim truyện.[15]

Nhìn chung, bộ phim có được sự đón nhận tích cực từ khán giả thuộc thế hệ khác nhau. Đối với những người lớn tuổi, họ đánh giá Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế là một bộ phim xem "được", đạt ý muốn của người dựng phim và yêu cầu giải tỏa tâm tư. Tuy nhiên các phim cũng bị cho là quá "tham các sự kiện thời sự [...] lồng chúng lại với nhau không khéo léo" và "lời bình hơi nhiều và có vẻ đao to búa lớn". Trong khi đó, thế hệ người trẻ xem phim lại tỏ ra ưa thích Hà Nội trong mắt ai hơn là Chuyện tử tế bởi "ý tứ trầm cảm, sâu sắc, gợi mở, rung động tâm thức con người hơn". Cây bút Trương Thị Kim Dung của báo Hànộimới đã ghi nhận hướng tìm tòi của các tác giả nhưng bày tỏ hi vọng những tác phẩm sau sẽ "chín" hơn và có sức thuyết phúc hơn.[28]

Dù chưa phải là một bộ phim xuất sắc, như đạo diễn Trần Văn Thủy đã thấy "ngượng" khi xem lại phim này, Hà Nội trong mắt ai vẫn trở thành "một phát nổ lớn, gây chấn động với cả giới làm phim trong và ngoài nước" nhờ vào mặt tư tưởng của phim. Trước khi phim tài liệu của Trần Văn Thủy ra đời, chưa một nhà làm phim nào dám đứng ra "vạch ra những "khuyết tật", "bệnh hoạn" cần được điều trị của xã hội đương thời".[22] Trong một buổi công chiếu bộ phim tại Hà Nội năm 2010, chính đạo diễn đã có ý định không cho chiếu phim vì cho rằng phim "Rất khó hiểu. Xem rất chán, không có chất cinema. Dùng lời bình áp đặt" và cho biết ông đã muốn cố quên bộ phim này từ lâu.[29][8]

Giải thưởng

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 tổ chức ở Đà Nẵng tháng 3 năm 1988, Hà Nội trong mắt ai đã chiến thắng vang dội với giải Bông sen vàng duy nhất của thể loại phim tài liệu cùng giải biên kịch, đạo diễn và quay phim hay nhất.[15] Đáng chú ý là dù đoạt được hầu hết giải thưởng lớn, Hà Nội trong mắt ai vẫn không có trong danh sách chiếu chính thức của Liên hoan phim.[19]

Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Nguồn
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim tài liệu Bông sen vàng [30]
Đạo diễn xuất sắc Trần Văn Thủy Đoạt giải
Biên kịch xuất sắc Đào Trọng Khánh[a] Đoạt giải
Quay phim xuất sắc Lưu Hà Đoạt giải [15]

Di sản

Hà Nội trong mắt ai là một câu hỏi, hay là một ký thác từ câu chuyện của nhạc sĩ khiếm thị Văn Vượng, là một chất kết dính từ cả ý tưởng lẫn giai điệu âm nhạc gắn các tự sự lại với nhau. [...] Bộ phim thành tư liệu quý khi ghi lại những thước phim về họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ trên đường phố Hà Nội hay những cảnh sinh hoạt nay đã thành thứ chỉ có trong bảo tàng. [...]
Xét cho cùng, mọi tác phẩm đều bị sự khắc nghiệt của thời gian thách thức, nhưng điều các tác phẩm như Hà Nội trong mắt ai làm được là đã gói lại được hồn vía một thời, thứ không thể có được lần thứ hai..

Nhà văn Nguyễn Trương Quý, [32]

Hà Nội trong mắt ai đã gây xôn xao trong xã hội suốt nhiều năm sau công chiếu và từng được coi là bộ phim "nhạy cảm, đụng chạm".[13][33] Cùng với Chuyện tử tế, Hà Nội trong mắt ai đã trở thành hai hiện tượng của điện ảnh Việt Nam,[14] được đánh giá là có giá trị nghệ thuật cao, mang tính đột phá trong thể loại phim tài liệu Việt Nam, đồng thời chứng tỏ sự dũng cảm tuyệt vời của những nhà làm phim trong việc phản ánh hiện thực xã hội và suy nghĩ của người dân dưới thời bao cấp.[34] Phim đem lại tên tuổi cho đạo diễn Trần Văn Thủy và ông đa nhiều lần được phỏng vấn cả ở trong nước và ngoài nước về bộ phim.[35] Tên tuổi của Văn Vượng cũng được nhớ đến thông qua bộ phim này.[36] Hai cuốn phim tài liệu đã góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá xã hội của nhiều người.[37] Bộ phim đã được chiếu lại hàng ngàn lần[10] và cho tới nhiều thập kỷ sau vẫn còn mang tính thời sự[38] thu hút vô số người xem,[39] được đánh giá là một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất lấy đề tài về Hà Nội.[30][40] Tuy vậy, bộ phim cùng với những tác phẩm của Trần Văn Thủy đề cử vào hồ sơ xét duyệt của ông cho Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật ở lĩnh vực điện ảnh đã không được chấp thuận trong đợt xét duyệt 2021, điều đã gây nên những thắc mắc từ dư luận.[14][41]

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2022, Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế đã giúp đem về cho Trần Văn Thủy giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15.[42][43] Hai cuốn phim này cùng được lưu trữ tại Viện phim Việt Nam và đã phát sóng trên kênh Truyền hình Quốc hội đúng dịp kỷ niệm 68 năm ngày Tiếp quản Thủ đô và 40 năm lần đầu phim được sản xuất, mở đầu chương trình chiếu phim tài liệu trên kênh Truyền hình Quốc hội và Viện phim Việt Nam.[30][38]

Xem thêm

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Ông là tác giả kịch bản phim tài liệu Hà Nội qua năm cửa ô trước khi được viết lại thành Hà Nội trong mắt ai bởi Trần Văn Thủy.[31] Tuy nhiên, ông vẫn được trao giải tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1988.

Tham khảo

  1. ^ Tambling 2022, tr. 856.
  2. ^ a b c d e f Trần Ngọc Kha (3 tháng 7 năm 2007). “Nhớ một thời "Hà Nội trong mắt ai". Hànộimới. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  3. ^ a b Hải Nhi (25 tháng 11 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy: Tôi già rồi...”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Văn Minh; Trần Hoàng Tiến (7 tháng 10 năm 2021). “Nói thẳng- làm thật: "Đêm trước" đổi mới”. Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Nguyễn Ngọc Tiến (10 tháng 2 năm 2016). “Bước ngoặt lịch sử năm 1986”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Nguyên Hữu Vinh (11 tháng 4 năm 2023). “Giải phóng trí thức để phản biện”. Đài Á Châu Tự do. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Dương Phương Vinh (27 tháng 6 năm 2006). “Nhớ thời "Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ". Tiên phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b c d e f Mặc Lâm (7 tháng 5 năm 2011). “Đạo diễn Trần Văn Thủy”. RFA. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Nguyễn Thụy Kha 1998, tr. 20.
  10. ^ a b c d Hoàng Nguyên (12 tháng 1 năm 2023). “Hà Nội trong mắt... Trần Văn Thủy”. Nhân Dân cuối tuần. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ T.Anh (23 tháng 5 năm 2019). “Tình yêu Hà Nội mỗi độ thu về”. Báo Tin tức (206+207+208). Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ a b “Một Hà Nội của riêng Trần Văn Thủy”. Thể thao & Văn hóa (199). 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ a b c d Trần Thường; Xuân Quý; Thu Thủy. “Sức sống sau 40 năm của bộ phim tài liệu 'Hà Nội trong mắt ai'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ a b c Trinh Nguyễn (7 tháng 7 năm 2021). “Vì sao Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế 'trượt' Giải thưởng Hồ Chí Minh?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ a b c d e f Trần Ngọc Kha (10 tháng 7 năm 2007). “Nhớ một thời "Hà Nội trong mắt ai" (tiếp)”. Hànộimới. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ Mai Anh Tuấn (5 tháng 2 năm 2017). “Tiếng nói trí thức 30 năm trước”. VietNamNet. Tạp chí Tia Sáng. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Sơn Hà (ngày 25 tháng 9 năm 2008). “Nghệ sĩ ưu tú Văn Vượng với đêm guitar về mùa thu Hà Nội”. Vietnamnet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  18. ^ Trần Thị Hồng Ngát 2005, tr. 53.
  19. ^ a b c Thu Nguyệt; Ngọc Nhiên (22 tháng 12 năm 2007). “Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy: "Làm phim tài liệu phải... quái một chút". Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ a b Thiên Điểu; Nguyễn Đình Toán; Võ Tân (8 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy: Nếu không dùng người tài là thiệt thòi lớn”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  21. ^ a b “Chuyện tử tế và thực tế không tử tế tại Việt Nam”. Đuốc từ bi. Văn phòng Phật giáo Hòa Hảo Hải ngoại (11–15): 108. 1989.
  22. ^ a b Ngọc An (20 tháng 10 năm 2013). “Một nhà làm phim tử tế”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ a b Quang Đức (31 tháng 10 năm 2008). “Người may mắn nhiều lần”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ a b c Trần Văn Thủy; Kim Anh (6 tháng 12 năm 2011). “Gương mặt LHPVN: NSND Trần Văn Thủy”. Thế giới Điện ảnh. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ Trần Ngọc Kha; Bùi Dũng. “Đạo diễn Trần Văn Thủy với ký ức "Hà Nội trong mắt ai". daotao.vtv.vn. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ Miên Thảo (16 tháng 11 năm 2016). "Chuyện tử tế", bộ phim 30 năm vẫn mang tính thời sự”. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Thiên Điểu; Nguyễn Đình Toán; Võ Tân (8 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy: Nếu không dùng người tài là thiệt thòi lớn”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Trương Thị Kim Dung (14 tháng 2 năm 1988). “Xem phim tài liệu — khoa học 1987”. Hànộimới (7103). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ N.M.Hà (18 tháng 1 năm 2010). “Cuộc đời thật tuyệt”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ a b c N.H (9 tháng 10 năm 2022). "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế" lên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  31. ^ “Phim tài liệu của biên kịch hay đạo diễn?”. Tiền phong. 15 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ Nguyễn Trương Quý (7 tháng 10 năm 2022). “Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội”. Thể thao & Văn hóa (200). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  33. ^ Hoàng Lan Anh (17 tháng 10 năm 2008). “Tôi làm phim theo mách bảo của lương tâm”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ Vũ Hà (19 tháng 10 năm 2008). “Đâu rồi - Điện ảnh Hà Nội?”. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  35. ^ Anh Tuấn (16 tháng 1 năm 2023). “Phim tài liệu Việt: Bao giờ cho đến ngày xưa?”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  36. ^ “Thông tin tang lễ NSƯT Văn Vượng - tác giả "Hà Nội trong mắt ai". vov.gov.vn. Đài Tiếng nói Việt Nam. 14 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ Nga Phương (ngày 2 tháng 9 năm 2006). “Nước mắt của nhân văn, nhân bản”. Baobinhdinh.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009.
  38. ^ a b Hạnh Thủy; Anh Tuấn (11 tháng 10 năm 2022). "Hà Nội trong mắt ai" và những giá trị cốt lõi của văn hóa Hà Nội”. Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2023.
  39. ^ Ngọc An (19 tháng 5 năm 2020). “Khi nào 'mở' kho phim Việt?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  40. ^ Thiên Điểu (6 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn 'Hà Nội trong mắt ai' Trần Văn Thủy nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Bùi Xuân Phái”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  41. ^ Hoàng Minh (8 tháng 7 năm 2021). “Giải thưởng Hồ Chí Minh: Vì sao 'Hà Nội trong mắt ai' không được xét tặng?”. Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  42. ^ Phạm Tuấn (7 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy và dư âm 'Hà Nội trong mắt ai'. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  43. ^ Hiểu Nhân (6 tháng 10 năm 2022). “Đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải Bùi Xuân Phái”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.

Nguồn

Liên kết ngoài