Đại Đoàn Kết (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Báo Đại Đoàn Kết
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuMặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành lập25 tháng 1 năm 1942; 82 năm trước (1942-01-25)
Giấy phépGiấy phép số 586/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13/12/2022
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sở66 Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
Trang webdaidoanket.vn

Đại Đoàn Kết là một nhật báo trực thuộc cơ quan Trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1942, tiền thân là sự kết hợp giữa Báo Cứu QuốcBáo Giải Phóng.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Logo báo Cứu Quốc

Báo Cứu Quốc là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, xuất bản số báo in đầu tiên vào ngày 25 tháng 1 năm 1942 trong một ngôi nhà nhỏ ở làng Xuân Kỳ (nay thuộc xã Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội).[1][2] Nhiều văn kiện quan trọng của Việt Nam đã từng được đăng trên Báo Cứu Quốc như Tuyên ngôn độc lập năm 1945,[3][4] bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946,[5] lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.[6] Nhiều cây bút chính trị đã tham gia chỉ đạo, biên tập, viết bài tại ấn phẩm như Tổng bí thư Trường Chinh, Xuân Thủy, Thép Mới.[7] Cứu Quốc là tờ báo ra đời thời kỳ tiền khởi nghĩa đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc.[8]

Ngày 22 tháng 12 năm 1964, Báo Giải Phóng đã xuất hiện ở nội đô miền Nam, ra đến vùng ven rồi sang Campuchia.[1] Đầu năm 1977, hai tờ báo Giải PhóngCứu Quốc hợp nhất lại thành Báo Đại Đoàn Kết, ra mắt số đầu tiên vào ngày 6 tháng 2 trong cùng năm.[9]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2001, ông Đinh Đức Lập – nguyên trưởng ban Văn hóa Tư tưởng của Trung ương Đoàn đã bị chỉ trích hành vi chạy bằng cấp giả mà không phải chịu một hình thức kỷ luật nào.[10] Cuối năm 2007, Đại Đoàn Kết là ấn phẩm tin tức duy nhất trong nước do ông Lý Tiến Dũng làm tổng biên tập đã đăng một bức thư của Võ Nguyên Giáp,[11] trong đó đại tướng phản đối kế hoạch dỡ bỏ Hội trường Ba Đình để xây tòa nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.[12] Trong phần giới thiệu của tòa soạn truyền thông rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo khác từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết vẫn quyết định công bố để "giải toả những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm".[13] Cũng trong khoảng thời gian này, ông Dũng gửi một bức thư ngỏ lên ban lãnh đạo đảng về "một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương",[12] gần một năm sau thì ông bị cách chức.[14] Thời điểm còn giữ chức vụ tổng biên tập, tờ báo Đại Đoàn Kết của ông là một trong những ấn phẩm truyền thông đưa tin sớm nhất về vấn nạn giải tỏa ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.[15][16] Gần một tháng sau khi ban lãnh đạo cũ bị kỷ luật, ông Đinh Đức Lập chính thức được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng biên tập mới của tờ báo.[17][18]

Năm 2012, ba nhà báo tác nghiệp cho Đại Đoàn Kết sau khi gửi đơn lên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tố cáo ông Lập và một số thành viên của ban biên tập về những sai phạm trong việc bán tài sản công, công tác tổ chức cán bộ, vi phạm nguyên tắc Đảng... thì bị buộc phải thôi việc.[19][20] Đại Đoàn Kết thua kiện vào ba năm sau, tòa tuyên án buộc phải bồi thường cho ba nguyên đơn với số tiền lần lượt là 72, 100 và 120 triệu Đồng Việt Nam.[21][22][23] Năm 2014, ông Lập tiếp tục bị thu hồi Giải Báo chí Quốc gia vì không tham gia vào việc viết bài phóng sự của bản tin được trao giải thưởng.[24][25] Sự việc do Người Cao Tuổi truyền thông đến công chúng,[26][27] bài viết điều tra của tờ báo này sau đó đã nhận được một giải thưởng báo chí vì có số phiều bầu chọn cao nhất.[28]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trung Thành (6 tháng 1 năm 2017). “Kỷ niệm 75 năm Báo Cứu quốc - Giải phóng - Đại đoàn kết”. Báo Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ ĐCSVN (23 tháng 9 năm 2019). “Báo Cứu quốc - cơ quan của Tổng bộ Việt Minh ra số đầu”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Trần Đình Ba (2 tháng 9 năm 2019). “Ngày 2-9-1945 qua tường thuật của Báo Cứu quốc”. Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Minh Châu (2 tháng 9 năm 2023). “Không khí Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời”. Báo Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Lê Mậu Hãn (6 tháng 1 năm 2011). “65 năm cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam đầu tiên: "Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết". Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn Thị Thu (19 tháng 12 năm 2021). “Trọn đêm dưới ngọn đèn dầu, Bác viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Vũ Phong (23 tháng 1 năm 2024). “Báo Đại Đoàn Kết kỷ niệm 82 năm ngày Truyền thống”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Mạnh Minh (20 tháng 6 năm 2012). “Thăm lại nơi nuôi giấu báo Cứu quốc thời tiền khởi nghĩa”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Minh Châu (7 tháng 1 năm 2017). “Kỷ niệm 75 năm ngày Báo Cứu quốc - tiền thân của Báo Đại đoàn kết phát hành số đầu tiên”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Báo Lao Động (29 tháng 3 năm 2001). “Trưởng ban Tư tưởng Trung ương Đoàn "chạy" bằng giả”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ An Tôn (5 tháng 12 năm 2016). “Cựu tổng biên tập 'can đảm' Lý Tiến Dũng qua đời”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ a b “Nhà báo Lý Tiến Dũng qua đời”. BBC World News. 5 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ “Kỷ luật lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết”. BBC World News. 27 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  14. ^ Nam Nguyên (28 tháng 10 năm 2008). “Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết bị cách chức vì đăng thư ngỏ của Tướng Võ Nguyên Giáp”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Phạm Chí Dũng (8 tháng 5 năm 2018). “Vụ 'mất bản đồ Thủ Thiêm' sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ Cát Linh (10 tháng 5 năm 2018). “Thủ Thiêm, vì sao thành 'củi' sau 20 năm?”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Hà An (26 tháng 11 năm 2008). “Ông Đinh Đức Lập được cử làm quyền Tổng Biên tập báo Đại đoàn kết”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ “Ông Đinh Đức Lập được bổ nhiệm”. BBC World News. 25 tháng 11 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Lan Anh; Tâm Lụa (4 tháng 8 năm 2013). “Bị buộc thôi việc sau khi tố cáo”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ “Những hạt sạn trong Ngày Nhà Báo Việt Nam”. Đài Á Châu Tự Do. 20 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  21. ^ Tâm Lụa (11 tháng 9 năm 2015). “Sa thải phóng viên, báo Đại Đoàn Kết thua kiện”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  22. ^ Hải Ngọc (1 tháng 10 năm 2015). “Sa thải phóng viên trái luật, báo Đại Đoàn Kết thua kiện”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  23. ^ Tiến Dũng (25 tháng 11 năm 2015). “Sa thải PV trái luật, Báo Đại đoàn kết phải bồi thường gần 300 triệu đồng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ “Ông Đinh Đức Lập 'mất giải báo chí'. BBC World News. 9 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  25. ^ Kính Hòa (15 tháng 7 năm 2014). “Chuyện trực thăng rơi, giàn khoan và… Hiến pháp”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  26. ^ Văn Trọng Nhân (19 tháng 3 năm 2013). “Ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết: Vi phạm quy định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức trao cúp, huy động kinh phí”. Báo Người Cao Tuổi. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  27. ^ Tất Thắng (10 tháng 7 năm 2014). “Ông Đinh Đức Lập bị thu hồi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013”. Báo Người Cao Tuổi. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ Thành Nhân (23 tháng 7 năm 2014). “Đại diện Bộ Y tế khích lệ các nhà báo hỗ trợ gia đình lính biển”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]