Đoàn Tề

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tề
350–356
Vị thếCông quốc chư hầu nhà Tấn
Thủ đôQuảng Cổ
Tôn giáo chính
Đạo giáo, Phật giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Tề công 
• 350 - 356
Đoàn Cẩn
Lịch sử 
• Thành lập
350
• Giải thể
356
Tiền thân
Kế tục
Hậu Triệu
Tiền Yên
Hiện nay là một phần củaTrung Quốc


Đoàn Tề là một vương quốc nằm ở bán đảo Sơn Đông trong thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc, được thành lập bởi Đoàn Cần, thành viên tộc Đoàn của người Tiên Ti. Năm 350, Nhiễm Mẫn lật đổ nhà Hậu Triệu, khuynh đảo vùng đồng bằng Hoa Bắc. Đoàn Cần nhân cơ hội này dẫn người của mình đến thành Quảng Cổ ở Sơn Đông và lập nước Đoàn Tề.[1] Đoàn Cần không tự xưng đế vì coi hoàng đế nhà Tấn là thiên tử. Năm 351, Đoàn Tề trở thành chư hầu của nhà Tấn sau khi hoàng đế nhà Tấn phong Cần làm Trấn Bắc tướng quân và Tề công. Tuy nhiên, Đoàn Tề vẫn được coi là một nước độc lập vì nhà Tấn không trực tiếp kiểm soát nó.[2]

Năm 355, Mộ Dung Tuấn, một người thuộc tộc khác của Tiên Ti, tự xưng là hoàng đế Tiền Yên. Đoàn Cần cho rằng không ai thuộc tộc Tiên Ti có tư cách xưng đế. Ông viết thư tố cáo Tuấn, điều này chọc giận Tiền Yên. Năm 356, chiến tranh giữa Tiền Yên và Đoàn Tề nổ ra, Đoàn Tề thua trận, cầu cứu Tấn nhưng không kịp. Ông bị Mộ Dung Tuấn bắt và bị xử tử vào năm sau.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zizhi Tongjian, Chapter 98:初,段兰卒于令支,段龛代领其众,因石氏之乱,拥部落南徙。秋,七月,龛引兵东据广固,自称齐王。
  2. ^ Zizhi Tongjian, Chapter 99:段龛请以青州内附;二月,戊寅,以龛为镇北将军。封齐公。
  3. ^ Zizhi Tongjian, Chapter 99:镇北将军段龛与燕主俊书,抗中表之仪,非其称帝。俊怒,十一月,以太原王恪为大都督、抚军将军,阳鹜副之,以击龛。
Tiêu bản này là một phần của
loạt bài Ngũ Hồ thập lục quốc.
Thập lục quốc
Thành Hán (303/304-347)
Hán Triệu (304-329)
Hậu Triệu (319-350)
Tiền Lương (324-376)
Tiền Yên (337-370)
Tiền Tần (351-394)
Hậu Tần (384-417)
Hậu Yên (384-409)
Tây Tần (385-431)
Hậu Lương (386-403)
Nam Lương (397-414)
Nam Yên (398-410)
Tây Lương (400-420)
Bắc Lương (401-439)
Hạ (407-431)
Bắc Yên (409-436)
Không đưa vào
Thập lục quốc
Cừu Trì (184?-555?)
Đoàn (250-338)
Vũ Văn (260-345)
Đại (315-376)
Nhiễm Ngụy (350-352)
Tây Yên (384-394)
Địch Ngụy (388-392)
Tây Thục (405-413)