Báo cáo COMETA

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Báo cáo COMETA (tiếng Pháp: Rapport COMETA, COMETA là từ viết tắt của COMité d'ÉTudes Approfondies) là một tài liệu thuộc về tổ chức phi lợi nhuận gọi là hiệp hội COMETA chuyên nghiên cứu hiện tượng trên không không xác định (UAP) hiện đã ngừng hoạt động.[1] Báo cáo này dài tới 90 trang gồm ba phần riêng biệt và một phần kết luận, tổng hợp những vụ chứng kiến UFOPháp và nước ngoài được nghiên cứu trong suốt sáu mươi năm qua và nhấn mạnh "các khía cạnh liên quan đến tình trạng an ninh quốc gia".[2] Điều đặc biệt ở chỗ là báo cáo COMETA lại được giới nghiên cứu UFO bên Mỹ biết đến nhiều hơn là ở Pháp.[1]

Bản báo cáo này do cựu chủ tịch CNESAndré Lebeau soạn thảo và được đăng trên trên tạp chí VSD từng một thời thu hút sự chú ý của dư luận và truyền thông nước Pháp. Hiệp hội COMETA chính thức phát hành tài liệu này dưới dạng sách tự xuất bản vào năm 2003.[3] Một số cuốn sách viết về UFO còn đề cập đến báo cáo này.[4][1][5] COMETA cũng là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành đến từ Viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc phòng (IHEDN) do Tướng Không quân Denis Letty làm Chủ tịch.[6][7] Mục đích của hiệp hội này thông qua báo cáo COMETA nhằm trợ giúp các cơ quan công quyền và người dân Pháp hiểu rõ hơn về hiện tượng UFO hoặc UAP. Hiệp hội ngừng hoạt động hoàn toàn vào tháng 3 năm 2006.[8]

Những người đóng góp cho báo cáo COMETA gồm: Jean-Jacques Velasco (thành viên của CNES, cựu giám đốc GEPANSEPRA), Tướng Domange của Không quân Pháp, Edmond Campagnac, cựu giám đốc kỹ thuật của hãng Air France, Giáo sư André Lebeau (viết phần mở đầu), cựu chủ tịch của CNES, và Tướng Không quân Bernard Norlain (viết đề tựa), cựu giám đốc IHEDN.

Ngày 16 tháng 7 năm 1999, báo cáo COMETA trở thành chủ đề của một ấn bản đặc biệt của tạp chí VSD,[9] đã bán được 70.000 bản.[1] Báo cáo trước đây có sẵn dưới định dạng PDF kể từ năm 2009 trên trang web GEIPAN thì đến năm 2021 đã không còn sử dụng được nữa.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Couprie, Yves; Kragel, Egon (1 tháng 4 năm 2010). Le Cherche midi (biên tập). Ovnis : Enquête sur un secret d’États (bằng tiếng Pháp). ISBN 978-2749115894.
  2. ^ Marc Traverson (5 tháng 8 năm 1999). L'Express (biên tập). “Ovnis: un rapport délirant”. lexpress.fr (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ COMETA (2003). Éditions du Rocher (biên tập). Les OVNI et la Défense — À quoi doit-on se préparer ? (bằng tiếng Pháp). Paris. ISBN 2-268-04592-7.
  4. ^ Sillard, Yves; Arnould, Jacques; Marx, Pierre; Parmentier, François; Patenet, Jacques; Weinstein, Dominique; Ribes, Jean-Claude (2007). Le cherche midi (biên tập). Phénomènes aérospatiaux non identifiés : Un défi pour la science (bằng tiếng Pháp). Paris. tr. 251 (Kết luận). ISBN 978-2-7491-0892-6..
  5. ^ Marguénaud, Jean-Pierre; Massé, Michel; Poulet-Gibot-Leclerc, Nadine (1 tháng 7 năm 2004). Presses universitaires Limoges (biên tập). Apprendre à douter : Question de droit, questions sur le droit (bằng tiếng Pháp). ISBN 978-2842872984. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013. Un statut juridique pour les extraterrestres ?
  6. ^ Alain Leauthier (25 tháng 12 năm 1999). “En attendant E.T.”. liberation.fr (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]
  7. ^ “À la Une : le Rapport COMETA”. gazette-besancon.fr (bằng tiếng Pháp). 2 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ Jean-Pierre Petit (30 tháng 3 năm 2006). “GEIPAN : le Cnes entame sa seconde période glaciaire”. ummofiles.com (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ VSD Hors série, sous titre : Les OVNIS et la défense. À quoi doit-on se préparer ?, số 9907  H ISSN 1278-916X
  10. ^ CNES biên tập (13 tháng 8 năm 2009). “Mise à jour du rapport Cometa”. cnes-geipan.fr (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013. le rapport complet est maintenant disponible sur le site.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]