Bình Sơn, Sông Công

Bình Sơn
Xã Bình Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
Thành phốSông Công
Địa lý
Tọa độ: 21°30′30″B 105°48′24″Đ / 21,5084°B 105,8067°Đ / 21.5084; 105.8067
Bình Sơn trên bản đồ Việt Nam
Bình Sơn
Bình Sơn
Vị trí xã Bình Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích27,18 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng9.161 người[1]
Mật độ337 người/km²
Khác
Mã hành chính05530[2]
Websitebinhson.songcong.thainguyen.gov.vn

Bình Sơn là một thuộc thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Bình Sơn nằm ở phía tây bắc thành phố Sông Công, cách trung tâm thành phố Sông Công 7 km, có vị trí địa lý:

Xã Bình Sơn có diện tích 27,18 km², dân số năm 2022 là 9.161 người,[1] mật độ dân số đạt 337 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Bình Sơn được chia thành 25 xóm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Bình Sơn là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ.

Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 102-HĐBT[3] về việc sáp nhập xã Bình Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ vào huyện Phổ Yên quản lý.

Ngày 10 tháng 4 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/1999/NĐ-CP[4] về việc sáp nhập xã Bình Sơn thuộc huyện Phổ Yên vào thị xã Sông Công quản lý.

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13[5] về việc thành lập thành phố Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên. Xã Bình Sơn trực thuộc thành phố Sông Công.

Đến năm 2019, xã Bình Sơn được chia thành 26 xóm.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành Nghị quyết số 79/NQ-HĐND[6] về việc sáp nhập xóm Tân Sơn vào xóm Tiền Tiến.

Xã Bình Sơn có 25 xóm như hiện nay.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn xã có 2 cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, có 4 trường học (1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS), 1 trạm y tế và có 1 chợ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Tờ trình số 22/TTr-UBND về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II” (PDF). Cổng thông tin Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên. 20 tháng 3 năm 2023. tr. 27, 28. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định số 102-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện và thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Bắc Thái”. Thư viện Pháp luật. 2 tháng 4 năm 1985. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ “Nghị định số 18/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các xã, phường thuộc các huyện Đại Từ, Phổ Yên và thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. Thư viện Pháp luật. 10 tháng 4 năm 1999.
  5. ^ “Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập thị xã Phổ Yên và 04 phường thuộc thị xã Phổ Yên, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên để thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. Thư viện Pháp luật. 15 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ HĐND tỉnh Thái Nguyên (28 tháng 3 năm 2020). “Nghị quyết số 79/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố (TDP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]