Cơ khuỷu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cơ khuỷu
Mặt sau chi trên bên phải. (Cơ khuỷu - Anconeus ở phía dưới)
Mặt sau cẳng tay. Lớp cơ nông (Cơ khuỷu - Anconeus ở bên phải)
Chi tiết
Nguyên ủymỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay
Bám tậnmặt sau-trên của xương trụ và mặt ngoài của mỏm khuỷu
Động mạchđộng mạch cánh tay sâu, động mạch gian cốt quặt ngược
Dây thần kinhthần kinh quay (C5, C6, C7, C8 và T1)
Hoạt độngduỗi khuỷu tay, giữ ổn định khớp khuỷu
Định danh
LatinhMusculus anconeus,
musculus anconaeus
TAA04.6.02.023
FMA37704
Thuật ngữ giải phẫu của cơ

Cơ khuỷu (tiếng Anh: anconeus/anconaeus/anconæus) là nhỏ ở mặt sau của khớp khuỷu tay.

Một số nguồn coi cơ khuỷu là sự tiếp nối của cơ tam đầu cánh tay.[1][2][3] Một số nguồn coi cơ này là một phần của ô cánh tay sau,[4] trong khi những nguồn khác coi nó là một phần của ô cẳng tay sau.[5]

Cơ khuỷu dễ dàng sờ thấy ngay bên cạnh mỏm khuỷu của xương trụ.[6]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ khuỷu có nguyên ủy từ mặt sau của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và bám tận vào mặt sau-trên của xương trụ và mặt ngoài của mỏm khuỷu.[6][7]

Chi phối thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ khuỷu do một nhánh của thần kinh quay (rễ cổ 7 và 8) chi phối[7] từ bó sau của đám rối cánh tay. Phần vận động bản thể (somatomotor) của thần kinh quay chi phối cơ khuỷu, tách ra từ nhánh chính tại rãnh thần kinh quay của xương cánh tay. Sự chi phối này tuân theo các quy tắc mà thần kinh quay chi phối cơ của ô cẳng tay sau (các cơ duỗi).

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch và thần kinh mặt sau của tay

Ở người, cơ thực hiện động tác duỗi khuỷu tay (không đáng kể). Cơ hỗ trợ duỗi khuỷu tay, trong đó cơ tam đầu là cơ hiệp đồng chủ yếu, cơ khuỷu hỗ trợ khuỷu tay duỗi tối đa.[7] Cơ cũng có vai trò ngăn không cho bao khớp khuỷu tay bị chèn ép ở trong hố khuỷu trong quá trình duỗi khuỷu. Cơ khuỷu cũng thực hiện động tác giạng xương trụ và ổn định khớp khuỷu.

Cung máu[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch bên giữa tách ra từ động mạch cánh tay sâu cung máu nuôi dưỡng cơ.[7]

Ý nghĩa lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân gây chấn thương đường đi của dây thần kinh chi phối cơ khuỷu có thể do trật khớp vai hoặc gãy phần trên của xương cánh tay hoặc xung quanh mỏm khuỷu, hoặc bất kỳ chấn thương nào làm tổn thương thần kinh quay. Triệu chứng liên quan đến thần kinh quay: liệt cơ khuỷu kèm các cơ duỗi khác của khuỷu tay và cổ tay.[8] Không có chấn thương cụ thể mà chỉ ảnh hưởng đến cơ khuỷu. Tuy nhiên, bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến các chức năng cơ, đặc biệt là động tác duỗi cánh tay (ví dụ: chứng loạn dưỡng cơ) sẽ ảnh hưởng đến cơ này.[9]

Hình ảnh bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

 

  1. ^ Williams, P. et al., 1995, Gray's Anatomy, 38th ed., Churchill Livingstone
  2. ^ Jones, W. et al. (eds), 1953, Buchanan's Manual of Anatomy, 8th ed., Balliére, Tindall and Cox., pp. 496
  3. ^ Grant, J. & Basmajian J., 1965, Grant's Method of Anatomy, 7th ed., The Williams & Wilkins Company, Baltimore, pp. 163-164
  4. ^ “Dissector Answers — Axilla & Arm”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  5. ^ “The Radius and Ulna”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ a b “Anconeus”. Department of Radiology, University of Washington. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ a b c d “Anconeus”. The Hosford Muscle Tables. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  9. ^ http://www.healio.com/orthopedics/journals/ortho/%7B1db95189-cf98-4da1-9b6d-03241994dbcc%7D/treatment-of-heterotopic-ossification