Cổng thông tin:Công nghệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Công nghệ

Chìa khóa dẫn tới tương lai

Bài viết của ngày

Điện toán lượng tử là một trong các phương pháp xử lý thông tin tiến bộ trong tương lai. Theo đó người ta sẽ sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn do nhiều siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới thực hiện.

Thế hệ máy tính tiếp theo có thể sẽ dựa trên cơ chế lượng tử, không còn cơ chế điện tử như hiện nay nữa.

Điện toán lượng tử dựa trên bit lượng tử, gọi là qubit. Theo ông Kike Mosca - phó giám đốc viện Điện toán lượng tử ở đại học Waterloo, thì bit trong điện toán hiện nay chỉ biểu hiện ở hai trạng thái là 1 hoặc 0. Nhưng với qubit, nhờ có đặc tính cơ lượng tử mà một qubit có thể có đồng thời hai trạng thái, 1 và 0, do đó một qubit có thể đại diện cho 2 bit. Điều này có nghĩa là qubit có thể tăng gấp đôi cấu hình tính toán điện tử.

Nhân vật của ngày

Nhất Hạnh (683727) là nhà sư, nhà khoa học người Trung Quốc sống vào thời nhà Đường. Ông được đánh giá là nhà khoa học lớn nhất thời Đường và một trong những nhà khoa học lớn nhất của Trung Quốc cổ đại.

Nhất Hạnh đã phát minh ra "Phúc củ đồ", một công cụ đo đạc thiên văn. Được sự ủng hộ của Đường Huyền Tông, Nhất Hạnh phát động hoạt động quan trắc thiên văn tại 12 điểm trên toàn quốc. Sau đó ông căn cứ vào sự đo đạc của Nam Cung Thuyết dùng Phúc củ đồ tiến hành tính toán độ dài của Tý Ngọ tuyến lần đầu tiên trên thế giới.

Doanh nghiệp của ngày

Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới của Nhật Bản với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo động cơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, đây là nền tảng tạo nên sự thành công của công ty xuất phát điểm từ một công ty làm xe máy nhỏ lẻ.

Hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết trên các thị trường chứng khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Paris, Hãng Honda Hoa Kỳ đóng tại Torrance, California. Honda Canada đóng vùng Scarborough của Toronto, Ontario và dời về trụ sở mới tại Richmond Hill, Ontario năm 2008.

Hình ảnh của ngày

Ảnh: Jeff Dahl
Sơ đồ hoạt động của động cơ phản lực

Sản phẩm của ngày

Boeing B-17 Flying Fortress là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với DouglasMartin trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Cho dù Boeing bị mất hợp đồng do máy bay nguyên mẫu bị rơi, Không lực Mỹ vẫn bị ấn tượng bởi thiết kế của Boeing và đặt hàng 13 chiếc B-17. B-17 Flying Fortress tiếp tục được đưa vào sản xuất và được xem là chiếc máy bay lớn đầu tiên sản xuất hàng loạt, lần lượt trải qua nhiều phiên bản cải tiến từ B-17A đến B-17G.

Tạo bài mới

Không tìm thấy bài viết bạn muốn đọc? Đừng lo lắng, hãy tự tay viết lên nó nào!