C/2020 F3 (NEOWISE)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
C/2020 F3 (NEOWISE)
C/2020 F3 NEOWISE chụp ngày 9 tháng 7 năm 2020 bằng một kính viễn vọng 11"
Phát hiện
Phát hiện bởiNEOWISE
Ngày phát hiện27 tháng 3 năm 2020[1]
Tính chất quỹ đạo A
Kỷ nguyên2458953.5 (14 tháng 4 năm 2020)
Cung quan sát70 ngày
Số lần
quan sát
353
Điểm viễn nhật544 AU (trong)
720 AU (ngoài)
Điểm cận nhật0.29478 AU
Bán trục chính272 AU (trong)
360 AU (ngoài)
Độ lệch tâm0.99921
Chu kỳ quỹ đạo~4500 năm (trong)[2]
~6800 năm (ngoài)
Độ nghiêng128.93°
Nút61.01°
Acgumen của
cận điểm
37.28°
TSao Mộc-0.408
MOID Trái Đất0,36 đơn vị thiên văn (54×10^6 km)
MOID Sao Mộc0,81 đơn vị thiên văn (121×10^6 km)
Kích thước~5 km[1]
Lần cận nhật gần nhất3 tháng 7 năm 2020

C/2020 F3 (NEOWISE), hay Sao chổi NEOWISE, là một sao chổi thuận với một quỹ đạo gần giống hình parabol, được phát hiện ngày 27 tháng 3 năm 2020 bởi các nhà thiên văn sử dụng kính viễn vọng NEOWISE.[3] Đến tháng 7 năm 2020 nó trở nên đủ sáng để thấy được bằng mắt thường. Với những người ở bán cầu bắc, buổi sáng sao chổi xuất hiện thấp trên đường chân trời phía đông bắc, dưới Capella. Ở buổi tối, nó có thể được quan sát trên bầu trời tây bắc. Trong nửa sau của tháng 7 năm 2020, nó sẽ có vẻ đi qua chòm sao Đại Hùng, dưới khoảnh sao của nhóm sao Bắc Đẩu.

Sao chổi này nổi bật vì là một trong những thiên thể sáng nhất với người quan sát tại bán cầu bắc kể từ sao chổi Hale–Bopp năm 1997.[4] Trong bầu trời đêm nó có thể được thấy rõ bằng mắt thường[5] và được cho là sẽ có thể được quan sát trong hầu hết tháng 7 năm 2020[3]

Lịch sử và quan sát[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ quỹ đạo gần parabol của sao chổi
Video dựng từ ảnh chụp bởi Trạm vũ trụ Quốc tế từ quỹ đạo ngày 5 tháng 7 năm 2020, cho thấy NEOWISE đi lên so với Trái Đất

Thiên thể được phát hiện bởi một nhóm sử dụng kính thiên văn NEOWISE ngày 27 tháng 3 năm 2020.[1] Nó được phân loại là một sao chổi ngày 31 tháng 5 và được đặt tên theo NEOWISE ngày 1 tháng 4.[6] Nó có tên hệ thống là C/2020 F3, chỉ một sao chổi không chu kỳ thứ ba được phát hiện trong nửa sau của tháng 3 năm 2020.

Sao chổi NEOWISE tiếp cận Mặt Trời gần nhất (cận điểm quỹ đạo) ngày 3 tháng 7 năm 2020, ở khoảng cách 0,29 đơn vị thiên văn (43×10^6 km). Lần tiếp cận này làm tăng chu kỳ quỹ đạo của sao chổi từ khoảng 4500 năm lên 6800 năm.[2] Lần tiếp xúc gần nhất với Trái Đất sẽ diễn ra ngày 23 tháng 7 năm 2020, 01:14 UT, ở khoảng cách 0,69 đơn vị thiên văn (103×10^6 km). Nó sẽ hiện lên trong chòm sao Đại Hùng.[7]

Nhìn từ Trái Đất, sao chổi NEOWISE cách Mặt Trời ít hơn 20 độ giữa 11 tháng 6 và 9 tháng 7 năm 2020. Đến ngày 10 tháng 6 năm 2020, do ảnh hưởng từ tia chói của Mặt Trời, độ sáng biểu kiến của nó là 7.[8] Đến đầu tháng 7, sao chổi này có độ sáng biểu kiến là -1,[9][10] sáng hơn nhiều so với độ sáng của C/2020 F8 (SWAN), và xuất hiện một cái đuôi thứ hai. Cái đuôi thứ nhất có màu xanh và tạo bởi khí và ion; cái đuôi thứ hai có màu vàng và tạo bởi bụi, giống đuôi của Sao chổi Hale–Bopp. Theo Hiệp hội Thiên văn Anh, độ sáng của sao chổi tăng từ 8 ở đầu tháng 6 lên -2 vào đầu tháng 7,[11] tức sáng hơn Hale–Bopp. Tuy nhiên, do nó rất gần Mặt Trời, độ sáng của nó được ghi nhận là 0 hay +1. Sau cận điểm, NEOWISE bắt đầu mờ đi với tốc độ bằng với mức sáng lên trước đó.

Đến ngày 5 tháng 7, Parker Solar Probe của NASA đã chụp một bức hình của sao chổi, giúp các nhà thiên văn ước tính đường kính của hạt nhân sao chổi xấp xỉ là 5 km.[1][12]

Quỹ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí của sao chổi trên bầu trời – những vòng thuận xuất phát từ thị sai do chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; chuyển động nhiều nhất xảy ra khi sao chổi gần Trái Đất nhất

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Mace, Mikayla (ngày 8 tháng 7 năm 2020). “Comet NEOWISE Sizzles as It Slides by the Sun, Providing a Treat for Observers”. Infrared Processing and Analysis Center. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ a b JPL Horizons barycentric solution for epoch 1950 (before entering planetary region)
    Goto JPL Horizons
    Ephemeris Type: Orbital Elements
    Center: @0 (Solar System Barycenter)
    Time Span: 1950-01-01 to 2050-01-01 and Step Size: 100 years
    1950-Jan-01 is "PR= 1.63E+06 / 365.25 days" = 4462 years
    (For long period comets on multi-thousand year orbits, asymmetric outgassing will affect the highly sensitive orbital period and eccentricity.)
  3. ^ a b Seiichi Yoshida. “C/2020 F3 (NEOWISE)”. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ Siegel, Ethan. “How To See Comet NEOWISE, Earth's Most Spectacular Comet Since 2007”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “How to see Comet NEOWISE”. EarthSky. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “COMET C/2020 F3 (NEOWISE)”. Minor Planet Electronic Circulars. 2020-G05. ngày 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020. On behalf of NEOWISE (C51), J. Masiero reported on March 31 UT that this object showed clear signs of cometary activity.
  7. ^ JPL Horizons closest approach to Earth
    Goto JPL Horizons
    Ephemeris Type: Observer
    Observer Location: 500 (Geocentric)
    (Closest approach occurs when deldot flips from negative to positive)
  8. ^ “Comet Observation database (COBS)”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020. "C/2020 F3 (NEOWISE) plot" Lưu trữ 2020-07-16 tại Wayback Machine
  9. ^ “Comet F3 NEOWISE May Perform in July”. Universe Today. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ “ATel #13853: Morphology and Photometry of Comet C/2020 F3 (NEOWISE) from SOHO”. Astronomer's Telegram. ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ Nick James (ngày 6 tháng 7 năm 2020), “Visual observations page”, Comet Section, British Astronomical Association
  12. ^ Miloslav Druckmuller; Robert Nemiroff; Jerry Bonnell (ngày 11 tháng 7 năm 2020), The Tails of Comet NEOWISE, NASA

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]