Ca Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dàn nhạc ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn chế cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ. Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về nên văn hóa âm nhạc. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản về âm nhạc ở Việt Nam. Ca Huế bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với ca trù, làm từ dòng nhạc dân gian bình dân và nhã nhạc cung đình thanh cao

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ca Huế được hình thành từ thế kỉ 17 và phát triển một cách nhanh chóng.[1] Có ý kiến cho rằng vua Tự Đức, là một người yêu thích Ca Huế nên đã tự sáng tác "Tứ đại cảnh" nên ca Huế được triều đình chăm sóc, khuyến khích phát triển.[1] Đây là thời kỳ cực thịnh của ca Huế và thể loại âm nhạc này còn lan rộng tới Nam Bộ, và sự phát triển của ca Huế đã trở thành yếu tố quan trọng hình thành đờn ca Tài tử Nam Bộ.[1]

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng.

Năm 2015, Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 08 tháng 6 năm 2015. [2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Tô Vũ 2002, tr. 179.
  2. ^ “Danh mục di sản văn hóa phí vật thể quốc gia - Ca Huế”. Trang điện tử Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.

Nguồn sách[sửa | sửa mã nguồn]