Calci arsenat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Calci asenat
Calci asenat
Calci asenat
Tên khácCalcium orthoarsenate
Cucumber dust
Tricalcium arsenate
Tricalcium ortho-arsenate
Nhận dạng
Số CAS7778-44-1
PubChem24501
Số EINECS233-287-8
KEGGC18647
Số RTECSCG0830000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửCa3(AsO4)2
Khối lượng mol398.072 g/mol
Bề ngoàiBột trắng
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng3.62 g/cm³, chất rắn
Điểm nóng chảy 1.455 °C (1.728 K; 2.651 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0.013 g/100 mL (25 °C)[1]
Độ hòa tan trong Các dung môi hữu cơkhông tan
Độ hòa tan trong axittan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Calci asenat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học được quy định là Ca3(AsO4)2. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một chất rắn không màu, nó ban đầu được sử dụng làm thuốc trừ sâu và một chất diệt khuẩn. Nó rất hòa tan trong nước, có thể so sánh được với chì asenat, làm cho nó trở nên độc hại hơn. Khoáng chất của hợp chất này gồm có Rauenthalit Ca3(AsO4)2·10H2O và Phaunouxit Ca3(AsO4)2·11H2O, cũng là các dạng ngậm nước của calci asenat.[2]

Độc tính và quy định[sửa | sửa mã nguồn]

Calci asenat là chất có độc tính cao, có thể gây đến bệnh ung thư và các ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân.[3]

Cục Quản lý An toàn và Chăm sóc Sức khoẻ Nghề nghiệp đã đặt ra giới hạn cho phép tiếp xúc ở mức 0,01 mg/m³ với mức trung bình thời gian 8 giờ, trong khi Viện An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp giới hạn giới hạn nhỏ hơn mức đó 5 lần, ở mức 0,002 mg/m³).[4]

Hợp chất này được phân loại là chất có tính độc hại cao tại Hoa Kỳ theo quy định tại Mục 302 của Đạo luật Hoa Kỳ về Kế hoạch Khẩn cấp và Luật Phải biết Cộng đồng (42 USC 11002) và phải tuân theo các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt của các cơ sở sản xuất, hoặc sử dụng nó với số lượng đáng kể.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tartar, H.V.; Wood, L; Hiner, E; A Basic Arsenate of Calcium. J. Am. Chem. Soc. 1924, vol. 46, 809-813.
  2. ^ Ropp, Richard (2012). Encyclopedia of the Alkaline Earth Compounds. Newnes. tr. 76. ISBN 0444595538.
  3. ^ Tchounwou, P.B.; Patlolla, A.K.; Centeno, J.A.; Carcinogenic and Systematic Health Effects Associated with Arsenic – A Critical Review. Toxicologic Pathology; 2003, 31, 575-588
  4. ^ “Calcium Arsenate”. NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 4 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ “40 C.F.R.: Appendix A to Part 355—The List of Extremely Hazardous Substances and Their Threshold Planning Quantities” (PDF) . Government Printing Office. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)