Chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray
Tên khácChùa Compongpdhipruhs Bonraichas
Vị trí
Toạ độ9°39′19″B 106°16′29″Đ / 9,655278°B 106,274722°Đ / 9.655278; 106.274722
Quốc gia Việt Nam
Địa chỉẤp Vàm Ray, Hàm Tân, Trà Cú, Trà Vinh
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiPhật giáo Nam tông Khmer
Tôn kínhPhật Thích Ca Nhập Niết Bàn
Khởi lập3 tháng 5 năm 2004; 19 năm trước (2004-05-03)
Người sáng lậpTrầm Bê
 Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Vàm Ray là một ngôi chùa nằm ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam.[1][2]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Vàm Ray nằm ở ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân (trước kia là xã Hàm Giang), huyện Trà Cú, với thời gian tồn tại hơn 600 năm[3]. Để giữ di tích cổ còn sót lại, ông Trầm Bê đã tài trợ phục chế và cải tạo, trong thời gian 3 năm với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD[4].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Vàm Ray (chùa Compongpdhipruhs Bonraichas) khởi công phục dựng và cải tạo từ ngày 3 tháng 5 năm 2004 đến ngày 3 tháng 3 năm 2008 thì hoàn thành[5], và được chính thức khánh thành ngày 22 tháng 5 năm 2010[4].

Chùa mang phong cách kiến trúc Angkor[6], một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia[4][7]. Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông theo như các chùa Khmer nam Bộ[5]. Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ. Chùa có pho tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn dài 54m.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phương Nghi (20 tháng 12 năm 2021). “Chiêm ngưỡng ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam”. Báo Dân tộc và Phát triển. Bản gốc lưu trữ 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập 9 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ Bảo Thọ (12 tháng 11 năm 2022). “Khám phá ngôi chùa Khmer lớn nhất tại Việt Nam”. Chuyên trang Dân tộc – Tôn giáo (Báo điện tử Công Thương). Bản gốc lưu trữ 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập 9 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Đoạn đời cơ cực ông Trầm Bê: Cả năm chỉ bộ đồ dính da”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ a b c “Ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ a b “Thực hư việc ông Trầm Bê treo hình giữa chánh điện hai ngôi chùa”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ a b “Những ngôi chùa Khmer độc đáo ở Trà Vinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Điểm mặt những ngôi chùa Khmer độc đáo”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]