Gai đôi cột sống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gai cột sống là phần phát triển thêm ra của xương trên các thân đốt sống, đĩa sụn, hay các dây chằng ở mặt trước và 2 bên sụn khớp. Gai đôi cột sống thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên (khoảng từ 30 - 35 trở nên), những đối tượng bị gai đôi cột sống nhiều nhất là những người làm việc văn phòng, người lao động nặng nhọc, những người bị tổn thương cột sống do các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh gai đôi cột sống xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên phổ biến và tập trung nhiều nhất vẫn phải kể đến những nguyên nhân sau:

  • Gai đôi cột sống thường được gây ra do viêm cục bộ, chẳng hạn như viêm xương khớp hoặc viêm gân. Điều này kích thích các tế bào tạo xương phải thêm xương. Cuối cùng dẫn đến việc xương thừa làm mặt xương gồ ghề, gai mọc ra.
  • Nguyên nhân thứ hai là do đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn. Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương. gây ra bệnh gai đôi cột sống.
  • Bệnh có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương.
  • Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây gai đôi cột sống. Thông thường theo tính toán thì nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ. Nhưng đối với phụ nữ tiền mãn kinh cũng có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
  • Do thói quen xấu trong khi làm việc và sinh hoạt, do bị tai nạn, chấn thương tác động đến cột sống. Chịu di chứng từ những căn bệnh cột sống khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống...

Triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như những chứng bệnh xương khớp khác, gai đôi cột sống biểu hiện đặc trưng ở nhưng cơn đau vùng thắt lưng hoặc cổ. Ngoài ra để nhận biết gai đôi cột sống bạn cũng cần chú ý đến những dấu hiệu đau di trú khác sau đây:

  • Cơn đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, mỏi vai gáy.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Cơn đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều.

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Để điều trị gai đôi cột sống hiện nay có rất nhiều cách như:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Châm cứu
  • Vật lý trị liệu
  • Điều trị bảo tồn
  • Phẫu thuật

Thông thường, những người bệnh khi được chẩn đoán mắc gai đôi cột sống thường tìm đến phương pháp phẫu thuật để giải quyết vấn đề. Nhưng thực sự chỉ cần phẫu thuật khi trường hợp bệnh nghiêm trọng, có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hay ống tủy sống. Còn với những tình trạng bình thường là những cơn đau dai dẳng hay dữ dội có thể sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn kết hợp dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ… và các dụng cụ hỗ trợ như áo nẹp lưng, máy giãn cột sống…Hoặc có thể áp dụng các biện pháp như châm cứu, vật lý trị liệu… để điều trị bệnh gai đôi cột sống.

Chế độ dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh gai đôi cột sống là một trong những bệnh rất khó chữa, ngay cả phương pháp hiện đại nhất cũng không thể ngày một ngày hai là khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần phải kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị và đẩy lùi bệnh gai đôi cột sống tốt nhất bằng cách:

  • Hạn chế những loại thực phẩm có nhiều chất béo như mỡ động vật, để giữ cân nặng hợp lý
  • Tăng cường nhiều chất xơ từ rau xanh
  • Uống các loại sữa tươi để bổ sung calci
  • Nên sử dụng muối Iod để giúp cơ thể tái hấp thụ một phần calci vào máu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]