Ghềnh Ráng Tiên Sa

Thắng cảnh quốc gia Ghềnh Ráng Tiên Sa
Bãi Đá Trứng thuộc khu thắng cảnh Ghềnh Ráng Tiên Sa
Bản đồ hiển thị vị trí của Thắng cảnh quốc gia Ghềnh Ráng Tiên Sa
Bản đồ hiển thị vị trí của Thắng cảnh quốc gia Ghềnh Ráng Tiên Sa
Vị tríThành phố Quy Nhơn
Tọa độ13°46′0″B 109°14′0″Đ / 13,76667°B 109,23333°Đ / 13.76667; 109.23333
Diện tíchKhu vực bảo vệ (khu vực bảo vệ 1) là 10 ha, khu vực điều chỉnh xây dựng (khu vực bảo vệ 2) bao gồm toàn bộ núi Xuân Vân rộng 50 ha.
Thành lập1991

Ghềnh Ráng Tiên Sa là một khu danh thắng nằm ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông-Nam. Ghềnh Ráng Tiên Sa bao gồm khu vực trải từ trên núi Xuân Vân kéo xuống chân núi và bãi biển.[1] Nơi đây được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng thắng cảnh quốc gia vào tháng 11 năm 1991.[2]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Ghềnh Ráng được cho là tên gọi do ngư dân đặt vì nơi này có nhiều ghềnh, khi tàu bè qua khu vực này thì thủy thủ phải làm sao cho giảm gió trong buồm đi để thuyền đi chậm lại nếu không dễ bị nước ngập vào tàu, trong nghề đi biển thao tác ấy gọi là ráng, tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra.

Truyền thuyết dân gian kể nơi đây các nàng tiên thường xuất hiện. Cũng theo truyền thuyết, đây còn là nơi đoàn tụ của một đôi uyên ương vì cường quyền mà không nên được nghĩa vợ chồng lúc còn ở dương gian. Họ đã phải thoát tục thành tiên mới đến được với nhau.[3]

Điểm thăm quan[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Hàn Mạc Tử ở Ghềnh Ráng

Bãi tắm Hoàng Hậu (Bãi Trứng) là Một bãi biển rộng hơn 100 m2, đủ loại đá xanh hình tròn, nhẵn như những quả trứng khổng lồ, nên dân gian còn gọi là bãi Trứng.[4] Năm 1927, Ghềnh Ráng đã được vua Bảo Đại cùng Nam Phương Hoàng hậu chọn làm nơi nghỉ dưỡng.

Mộ Hàn Mạc Tử: Trong những ngày cuối đời, Hàn Mạc Tử nằm điều trị tại Trại Phong Quy Hòa và mất tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1940 (trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện rằng khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son). Đến năm 1959, bạn bè và người thân của ông đã cải táng và di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng.[5]

Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, thuộc giáo phận Quy Nhơn. Theo các tài liệu, nhà thờ Đá được khởi công xây dựng vào ngày 11/02/1963 và khánh thành ngày 15/8/1964, do linh mục Phạm Châu Diên đứng ra xây cất. Năm 2005, nhà thờ được tái thiết lại và khánh thành ngày 02/02/2007.[6]

Ghềnh Ráng Tiên Sa trong nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Những viên đá hình Trứng ở Bãi tắm Hoàng Hậu

Xuân Diệu có nhiều tác phẩm nhắc tới Ghềnh Ráng Tiên Sa nói riêng và quê ngoại Bình Định nói chung. Trong đó có thể kể đến bài thơ Biển, sáng tác năm 1961 tại Sầm Sơn Thanh Hóa, nhưng chính ông tâm sự nguồn cảm hứng được gợi lên từ biển Quy Nhơn.[7]

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên gành

Một tình chung không hết,

Trong bài "Tâm sự với Quy Nhơn" có đoạn:

Gành Ráng đèo Son với Tháp Đôi

Cảnh xung quanh đẹp Vạn Gò Bồi

Nơi sinh tôi đó chao ôi nhớ!

Nằm một đêm đò, sáng tới nơi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ thanhnien.vn (2 tháng 6 năm 2019). “Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ thanhnien.vn (18 tháng 10 năm 2022). “Bình Định: Thắng cảnh Ghềnh Ráng được xếp hạng 29 năm vẫn chưa có mốc bảo vệ”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ MEDIATECH. “Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết”. truyenhinhdulich.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa viên ngọc bích giữa biển xanh”. Cẩm nang du lịch Việt Nam. 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Online, Tạp chí điện tử Hải quan (28 tháng 10 năm 2012). “Lên dốc Mộng Cầm, viếng mộ Hàn Mạc Tử”. Tạp chí điện tử Hải quan Online. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ ĐỊNH, TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH (2018-01-12ICT17:07:22). “Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng”. TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)
  7. ^ Đàn, Tao (8 tháng 1 năm 2021). “Bài thơ: Biển - Xuân Diệu | Thơ Hiện Đại”. Tạp Chí Tao Đàn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.