Giải BAFTA lần thứ 55

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải BAFTA lần thứ 55
Ngày24 tháng 2 năm 2002
Địa điểmOdeon Leicester Square
Chủ trì bởiStephen Fry
Điểm nhấn
Phim điện ảnh hay nhấtChúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần
Phim điện ảnh Anh Quốc hay nhấtGosford Park
Nam diễn viên chính xuất sắc nhấtRussell Crowe
Một tâm hồn đẹp
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtJudi Dench
Iris
Nhiều giải thưởng nhấtChúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần (4)
Nhiều đề cử nhấtChúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thầnMoulin Rouge! (12)

Giải BAFTA lần thứ 55 được trao bởi Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh Quốc năm 2002 để tôn vinh những bộ phim xuất sắc nhất năm 2001.

Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần đoạt giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Peter Jackson, cùng các giải Hóa trang và làm tóc và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất. Russell Crowe đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất với phim Một tâm hồn đẹp, phim cũng mang về giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Jennifer Connelly. Judi Dench đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong Iris còn Jim Broadbent đoạt giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho phim Moulin Rouge!. Gosford Park do Robert Altman làm đạo diễn được chọn là phim Anh hay nhất năm 2001.

Chiến thắng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Peter Jackson, Đạo diễn xuất sắc nhất
Russell Crowe, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Judi Dench, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Jim Broadbent, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
Jennifer Connelly, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất
Jean-Pierre Jeunet, Kịch bản gốc xuất sắc nhất
Ted Elliott, đồng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất
Terry Rossio, đồng Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất

Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thầnPeter Jackson, Barrie M. Osborne, Fran WalshTim Sanders

Peter JacksonChúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần

Russell CroweMột tâm hồn đẹp vai John Forbes Nash Jr.

Judi DenchIris vai Iris Murdoch

Jim BroadbentMoulin Rouge! vai Harold Zidler

Jennifer ConnellyMột tâm hồn đẹp vai Alicia Nash

Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain – Guillaume Laurant và Jean-Pierre Jeunet

ShrekTed Elliott, Terry Rossio, Joe StillmanRoger S. H. Schulman

The Man Who Wasn't ThereRoger Deakins

Gosford ParkJenny Beavan

Con đường ảo mộngMary Sweeney

Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thầnPeter Owen, Peter KingRichard Taylor

Moulin Rouge!Craig ArmstrongMarius de Vries

Cuộc đời tuyệt vời của Amélie PoulainAline Bonetto

Moulin Rouge!Anna Behlmer, Andy Nelson, Roger Savage, Guntis Sics, Gareth Vanderhope and Antony Gray

Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thầnJim Rygiel, Richard Taylor, Alex Funke, Randall William CookMark Stetson

Gosford ParkRobert Altman, Bob Balaban và David Levy

Jump TomorrowJoel Hopkins (Biên kịch/Đạo diễn) và Nicola Usborne (Sản xuất)

DogSuzie Templeton

  • Camouflage – Jonathan Bairstow và Jonathan Hodgson
  • Home Road Movies – Dick Arnall, Robert Bradbrook và Ian Sellar
  • TuesdayGeoff Dunbar và Judith Roberts
  • The World of InteriarsChris Shepherd và Bunny Schendler

About a Girl – Janey de Nordwall, Brian PercivalJulie Rutterford

Amores perrosAlejandro González Iñárritu

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Phim nhận nhiều đề cử
Số lượng Phim
12 Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần
Moulin Rouge!
9 Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain
Gosford Park
7 Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
6 Iris
Shrek
5 Một tâm hồn đẹp
4 Bridget Jones's Diary
3 Black Hawk Down
2 In the Bedroom
Con đường ảo mộng
The Others
Hành tinh khỉ
The Shipping News
Phim nhận nhiều giải
Số lượng Phim
4 Chúa tể những chiếc nhẫn: Hiệp hội nhẫn thần
3 Moulin Rouge!
2 Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain
Một tâm hồn đẹp
Gosford Park

Tranh cãi của Russell Crowe[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Russell Crowe phát biểu bằng một đoạn thơ trích trong một bài thơ của Patrick Kavanagh. Khi lễ trao giải được phát sóng, Crowe tỏ ra bất bình vì đoạn thơ bị cắt chiếu, đồng thời chỉ trích nhà sản xuất chương trình Malcolm Gerrie. Crowe thậm chí đã gặp Gerrie để nói chuyện và đã có xô xát xảy ra. Báo chí đồn đại rằng chuyện này khiến Crowe tuột mất Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.[1][2][3][4][5]

Đoạn thơ bị cắt như sau:

"To be a poet and not know the trade,
To be a lover and repel all women;
Twin ironies by which great saints are made,
The agonising pincer-jaws of heaven."

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Susman, Gary (ngày 5 tháng 3 năm 2002). “Scary Crowe”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ http://www.eonline.com/uberblog/b42924_crowe_unleashes_hell_baftas.html
  3. ^ Deans, Jason (ngày 4 tháng 3 năm 2002). “Crowe is Gerrie sorry”. The Guardian. Luân Đôn.
  4. ^ “ARTS | The poet behind Russell Crowe's rage”. BBC News. ngày 5 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ “Crowe 'clarifies' BAFTA outburst | Film | guardian.co.uk”. Luân Đôn: Guardian. ngày 28 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.