Hồng tú cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồng tú cầu
Phân loại khoa học
Liên giới (superregnum)Eukaryota
Giới (regnum)Plantae
Phân giới (subregnum)Tracheobionta
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Liliopsida
Phân lớp (subclass)Liliidae
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
Phân họ (subfamilia)Amaryllidoideae
Tông (tribus)Haemantheae
Chi (genus)Scadoxus
Loài (species)S. multiflorus
Danh pháp hai phần
Scadoxus multiflorus
(Martyn) Rafin.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Haemanthus multiflorus

Hồng tú cầu, Huyết hoa hay hoa quốc khánh (danh pháp hai phần: Scadoxus multiflorus) là một loài thuộc Họ Loa kèn đỏ. Chín loài của chi Scadoxus trước đây được xem là thuộc chi Huyết hoa (Haemanthus).

Các phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Một số phân loài của Hồng tú cầu:

  • Scadoxus multiflorus subsp. multiflorus
  • Scadoxus multiflorus subsp. katharinae (trước đây là Haemanthus katharinae)
  • Scadoxus multiflorus subsp. longitubus (C.H. Wright) Friis & Nordal, oberguineische Wälder

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng tú cầu có nguồn gốc từ châu Phi; chúng chủ yếu xuất hiện tại vùng nhiệt đới của châu lục này (ngoại trừ các vùng rất khô hạn), song bên cạnh đó cũng có mặt tại các vùng phía dưới chí tuyến Nam của Nam Phi (trừ hai tỉnh miền nam Đông CapeTây Cape), Swaziland, Mozambique, Zimbabwe, NamibiaBotswana. Vùng phân bố của hồng tú cầu vươn đến Kenya ở phía đông bắc và Sénégal ở phía tây. Hồng tú cầu mọc cả ở vùng đất thấp và vùng rừng núi. Chúng thường mọc dưới bóng râm của các cây nằm gần bờ sông.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng tú cầu là cây thân thảo lâu năm, củ hành có áo. Có 3-5 dài 12–15 cm theo kiểu giả thân, mặt lá lượn sóng, hình xoan, ngọn giáo; cuống lá có nhiều đốm tím. Cán hoa béo và cao 30–40 cm, mo màu hơi tím bao lấy tán hoa gồm 40-50 hoa màu đỏ. Hoa Hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng. Quả có màu đỏ cam. Thường ra hoa vào mùa xuân (riêng phân loài katharinae vào cuối mùa hè). Tại Việt Nam, hồng tú cầu thường ra hoa vào dịp Quốc khánh Việt Nam.[2]

Độc tố[sửa | sửa mã nguồn]

Trong củ của hồng tú cầu đã phân tích đã tách được các alcaloid độc trong đó có buphanin, lycorin, haemanthin, coccinin, menthidin, menthin, montanin, natalensin, tazettin và distichin. Trong đó, montanin, natalensin và một số ít khác có tác dụng hạ huyết áp. Tại châu Phi, củ hồng tú cầu được dùng làm thuốc duốc cá. Ở Ấn Độ, dịch ép từ củ hồng tú cầu được dùng ngoài để trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương. Nó cũng có độc với lợn.[2]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Notten, Alice. “Scadoxus multiflorus (Martyn) Raf. subsp. Katharinae (Bak.) Friis & Nordal”. South African National Biodiversity Institute. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “Huyết hoa”. Viện thông tin- Thư viện Y học TW. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]