Hội Aetherius

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội Aetherius (Aetherius Society) là một phong trào tôn giáo mới do George King thành lập vào giữa những năm 1950[1][2][3] từ kết quả của những gì mà George King tuyên bố là đã có sự liên hệ với những trí tuệ ngoài Trái đất, người mà ông gọi là "Bậc thầy vũ trụ" (Cosmic Masters)[4][5][6]. Mục tiêu chính của tín đồ là hợp tác với các Bậc thầy vũ trụ này để giúp nhân loại giải quyết các vấn đề hiện tại trên Trái đất và tiến tới Thời đại mới[2][7][8]. Được thành lập vào giữa những năm 1950 dưới tay một cựu tài xế taxi người Anh, đây là một tôn giáo thời đại mới với hệ thống niềm tin được xây dựng xung quanh ý tưởng rằng một loạt "Bậc thầy vũ trụ" (chủ yếu từ Sao Kim và Sao Thổ) điều khiển số phận của loài người. Ngoài ra, họ tập trung rất nhiều vào việc cầu nguyện và "bổ sung năng lượng tinh thần" cho Trái Đất, nhằm dọn đường cho "Next Master" một siêu nhân vật sẽ đáp xuống Trái Đất trong chiếc đĩa bay được trang bị "ma thuật" mạnh hơn "sức mạnh vật chất của tất cả quân đội trên thế giới"[9].

Đó là một tôn giáo hỗn hợp, chủ yếu dựa trên Thông thiên học[10] và kết hợp các khía cạnh tôn giáo theo Thuyết nghìn năm, Thời đại mới và tôn giáo UFO[10][11][12][13][14]. Điểm nhấn của tôn giáo bao gồm lòng vị tha, phục vụ cộng đồng, tôn thờ thiên nhiên, chữa lành tinh thầntập thể dục. Các thành viên gặp nhau trong các hội thánh giống như giáo hội. John A. Saliba nói rằng, không giống như nhiều tôn giáo Thời đại mới hoặc UFO khác thì Hội Aetherius phần lớn được coi là không gây tranh cãi, mặc dù các khía cạnh thuyết bí truyền và thuyết nghìn năm của đạo này đôi khi bị chế giễu. Tôn giáo này có thể được coi là có một thực hành tương đối truyền thống, thu hút các thành viên, các tín nhân từ xã hội chính thống[15]. Thành viên của hiệp hội, mặc dù mang tính quốc tế, nhưng tương đối nhỏ. David V. Barrett đề xuất vào năm 2011 rằng số hội viên trên toàn thế giới lên tới hàng nghìn, với số lượng lớn nhất ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (đặc biệt là Nam California) và New Zealand[16].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Saliba, John A. (2003). “The Earth is a dangerous place: the world view of the Aetherius Society”. Trong Lewis, James R. (biên tập). Encyclopedic Sourcebook of UFO religions. New York: Prometheus Books. tr. 124. ISBN 1-57392-964-6., also in the "Marburg Journal of Religion": link to the article
  2. ^ a b Lamy, Philip (6 tháng 7 năm 2000). “Aetherius Society”. Trong Landes, Richard Allen (biên tập). Encyclopedia of Millennialism and Millennial Movements. USA: Taylor & Francis. tr. 2. ISBN 9780203009437.
  3. ^ Chryssides, George D. (15 tháng 4 năm 2006). The A to Z of New Religious Movements. Scarecrow Press. tr. 25. ISBN 9780810855885.
  4. ^ Rothstein Mikael (2003) p.143
  5. ^ Smith, Simon G. (2003) p.84
  6. ^ Barrett, David V. (2011) p120
  7. ^ Saliba, John A. (2003) pp134-138
  8. ^ Barrett, David V.(2011) p124-6
  9. ^ Những giáo phái kỳ lạ và nguy hiểm trên thế giới
  10. ^ a b Rothstein, Mikael (2021). “The Aetherius Society: A Ritual Perspective”. Trong Zeller, Ben (biên tập). Handbook of UFO Religions. Brill Handbooks on Contemporary Religion. 20. Leiden and Boston: Brill Publishers. tr. 452–471. doi:10.1163/9789004435537_023. ISBN 978-90-04-43437-0. ISSN 1874-6691. S2CID 238055182.
  11. ^ Rothstein, Mikael (2003). “The idea of the past, the reality of the present, and the construction of the future: millenarianism in the Aetherius Society”. Trong Lewis, James R. (biên tập). Encyclopedic sourcebook of UFO religions. New York: Prometheus Books. tr. 144–145. ISBN 1-57392-964-6.
  12. ^ Smith, Simon G. (2003). “Opening A Channel To The Stars: The Origins and Development of the Aetherius Society”. Trong Partridge, Christopher Hugh (biên tập). UFO Religions. Routledge. tr. 84, 90–91.
  13. ^ Saliba, John A. (1995). “Religious dimensions of UFO phenomena”. Trong Lewis, James R. (biên tập). The Gods have landed: new religions from other worlds. Albany: State University of New York Press. tr. 28. ISBN 0-7914-2330-1.
  14. ^ Wojcik, Daniel (17 tháng 10 năm 2011). “Avertive Apocalypticism”. Trong Wessinger, Catherine (biên tập). The Oxford Handbook of Millennialism. Oxford U.P. tr. 72–73. ISBN 9780195301052.
  15. ^ John A. Saliba (1999). Bulletin of the Royal Institute for Inter-Faith Studies. The Institute. tr. 169.
  16. ^ Melton, J. Gordon (1996). Encyclopedia of American Religions (ấn bản 5). Detroit, MI: Gale Research, Inc. tr. 677.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]