Impatiens glandulifera

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phụng tiên
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Balsaminaceae
Chi (genus)Impatiens
Loài (species)I. glandulifera
Danh pháp hai phần
Impatiens glandulifera
Royle, 1835
Danh pháp đồng nghĩa[1]
Danh sách
    • Balsamina glandulifera (Royle) Ser.
    • Balsamina macrochila (Lindl.) Ser.
    • Balsamina roylei (Walp.) Ser.
    • Impatiens macrochila Lindl.
    • Impatiens roylei Walp.

Phụng tiên hay bóng nước Himalaya (danh pháp hai phần: Impatiens glandulifera) là một loài thực vật có hoa trong họ Bóng nước được Royle mô tả khoa học đầu tiên năm 1835.[2] Năm 2017, loài này đã được Ủy ban Châu Âu liệt vào danh sách những loài xâm lấn ngoại lai, không được phép du nhập, buôn bán, trồng hay vứt bỏ ra bên ngoài[3][4].

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Phụng tiên là loài bản địa của dãy Himalaya, đặc biệt là giữa các khu vực KashmirUttarakhand. Trong phạm vi phân bố bản địa của loài, chúng thường được tìm thấy ở độ cao từ 2000–2500 m trên mực nước biển, mặc dù đã có báo cáo chúng được tìm thấy ở độ cao lên đến 4000 m so với mực nước biển.[5]

Tại châu Âu, loại cây này được du nhập đầu tiên vào Vương quốc Anh và được tìm thấy phổ biến trên các bờ sông.[5] Hiện nay, chúng có thể được tìm thấy trên khắp lãnh thổ châu Âu.[6][7][8]

Tại Bắc Mỹ, chúng được tìm thấy tại các tỉnh bang của CanadaBritish Columbia, Manitoba, Ontario, Quebec, Nova Scotia, New Brunswick, đảo Hoàng tử EdwardNewfoundland.[9] Còn tại Mỹ, chúng được tìm thấy ở cả bờ biển phía đông lẫn phía tây, nhưng chúng có vẻ phân bố hạn chế ở vĩ độ phía bắc.[10]

Tại New Zealand, chúng đôi khi mọc hoang dọc theo các bờ sông và đầm lầy.[11]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Plant List: A Working List of All Plant Species”. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ The Plant List (2010). Impatiens glandulifera. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Invasive alien species”. environment.ec.europa.eu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ Regulation (EU) No1143/2014 of the European Parliament and of the Council of 22October 2014 on the prevention and management of the introduction and spread of invasive alien species (bằng tiếng Anh), ngày 4 tháng 11 năm 2014, truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023
  5. ^ a b Beerling, David J.; Perrins, James M. (tháng 6 năm 1993). “Impatiens Glandulifera Royle (Impatiens Roylei Walp.)”. The Journal of Ecology. 81 (2): 367–382. doi:10.2307/2261507. JSTOR 2261507.
  6. ^ Pyšek, Petr; Prach, Karel (1995). “Invasion dynamics of Impatiens glandulifera — A century of spreading reconstructed”. Biological Conservation. 74 (1): 41–48. doi:10.1016/0006-3207(95)00013-T.
  7. ^ Scannell, M.J.P. and Synnott, D.M. 1972. Census Catalogue of the Flora of Ireland. Dublin. Published by the Stationery Office.
  8. ^ Hackney, P. (Ed)1992. Stewart & Corry's Flora of the North-East of Ireland. The Institute of Irish Studies, The Queen's University of Belfast. ISBN 0 85389 446 9
  9. ^ Clements, David R; Feenstra, Kathleen R; Jones, Karen; Staniforth, Richard (tháng 4 năm 2008). “The biology of invasive alien plants in Canada. 9. Impatiens glandulifera Royle”. Canadian Journal of Plant Science. 88 (2): 403–417. doi:10.4141/CJPS06040.
  10. ^ “Himalayan balsam, Impatiens glandulifera Geraniales: Balsaminaceae”. EDDMapS.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ “Impatiens glandulifera”. New Zealand Plant Conservation Network. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]