Lớp vỏ (địa chất)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mặt cắt của Trái Đất từ lõi tới tầng ngoài (quyển ngoài) của khí quyển.
1. Crust-Lớp vỏ (địa chất)
2. Upper Mantle-Quyển Manti trên
3. Mantle-Quyển Manti dưới
4. Outer core-Lõi ngoài
5. Inner core-Lõi trong

Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazangranit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủlõi.[1][2]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Trên các hành tinh nóng chảy một phần, chẳng hạn như Trái Đất, thạch quyển trôi nổi trên các lớp lỏng bên trong. Do phần bên trên của lớp phủ là nóng chảy một phần (quyển astheno), nên thạch quyển có thể bị chia cắt ra thành nhiều mảng kiến tạko dkeeo có sự dịch chuyển theo thời gian.[3] Lớp vỏ của đáy biển là khác biệt đáng kể với lớp vỏ của lục địa.

Vỏ của Trái Đất thì chia ra hai phần tách biệt:[4]

Thể tích lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% thể tích Trái Đất. Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới khoảng 1000 °C ở gần phần trên lớp phủ.

Thành phần lớp vỏ Trái Đất[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành phần đá của lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là các oxide. Các thành phần như clo, lưu huỳnhflo là các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%. F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là oxy. Nguyên tố này có mặt trong các oxide, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, calci, magiê, kalinatri. Silica là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong các khoáng vật silicat, là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácmađá biến chất.[5][6] Từ tính toán dựa trên 1.672 phân tích các loại đá, Clarke đưa ra thành phần phần trăm trung bình theo khối lượng như sau:

Các mảng của lớp vỏ Trái Đất, theo thuyết kiến tạo mảng.
Oxide Phần trăm
SiO2 59,71
Al2O3 15,41
CaO 4,90
MgO 4,36
Na2O 3,55
FeO 3,52
K2O 2,80
Fe2O3 2,63
H2O 1,52
TiO2 0,60
P2O5 0,22
Tổng cộng 99,22

Tất cả các thành phần khác chỉ có rất ít và chúng chiếm không tới 1%.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hargitai, Henrik (2014). “Crust (Type)”. Encyclopedia of Planetary Landforms (bằng tiếng Anh). Springer New York. tr. 1–8. doi:10.1007/978-1-4614-9213-9_90-1. ISBN 9781461492139.
  2. ^ Condie, Kent C. (1989). "Origin of the Earth's Crust". Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology (Global and Planetary Change Section). 75 (1–2): 57–81. Bibcode:1989PPP....75...57C. doi:10.1016/0031-0182(89)90184-3.
  3. ^ Taylor, Stuart Ross (1989). “Growth of planetary crusts”. Tectonophysics. 161 (3–4): 147–156. Bibcode:1989Tectp.161..147T. doi:10.1016/0040-1951(89)90151-0.
  4. ^ Structure of the Earth. The Encyclopedia of Earth. ngày 3 tháng 3 năm 2010
  5. ^ Anderson, Robert S.; Anderson, Suzanne P. (2010). Geomorphology: The Mechanics and Chemistry of Landscapes. Cambridge University Press. tr. 187. ISBN 978-1-139-78870-0.
  6. ^ “Structure and composition of the Earth”. Australian Museum Online. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2007.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]