Lepidobotryaceae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lepidobotryaceae
L. staudtii trong Vegetation der Erde (1915)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
(không phân hạng)Eurosids I
Bộ (ordo)Celastrales
Họ (familia)Lepidobotryaceae
J.Léonard
Các chi

Lepidobotryaceae là một họ thực vật hạt kín thuộc bộ Celastrales[1]. Họ này chỉ chứa 2 chi với khoảng 2-3 loài, bao gồm Lepidobotrys staudtii ở Tây Phi và Ruptiliocarpon caracolito ở Trung và Nam Mỹ, thưa thớt, tới khu vực Peru[1][2].

Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Lepidobotryaceae là các loài cây gỗ có hoa đơn tính khác gốc. Lá mọc so le và sắp xếp thành 2 hàng dọc theo thân cây. Phiến lá hình elíp và mép lá nguyên. Lá xuất hiện như là lá đơn nhưng thực tế là dạng một lá. Lá dạng một lá là một kiểu của lá kép nhưng chỉ bao gồm 1 lá chét đơn lẻ mọc ở phần tận cùng của cuống lá. Tại đây có một khớp nối để lá chét gắn vào cuống lá. Ở họ Lepidobotryaceae, khớp nối này mang một lá kèm con (lá kèm thứ cấp) đơn lẻ thuôn dài và tại đó lại có một cặp lá kèm nhỏ, tại đó cuống lá gắn vào thân cây. Sau khi ra lá thì lá kèm con và các lá kèm nhanh chóng rụng đi.

Hoa mọc thành các cụm hoa nhỏ dạng chùm hoa, đối diện với lá[3]. Chúng nhỏ, có màu ánh xanh lục với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Các lá đài và cánh hoa là tương tự về kích thước và bề ngoài, rời nhau hay hơi hợp tại gốc. Trong chồi hoa thì các lá đài được sắp xếp thành dạng nanh sấu. Nó có nghĩa là 2 ở trong, 2 ở ngoài và một trong số chúng có 1 mép lộ ra còn mép kia bị che phủ[4]. Đĩa mật dày cùi thịt ở chi Lepidobotrys, nhưng phát triển thành ống ở Ruptiliocarpon[2]. Các nhị hoa mọc thành 2 vòng, mỗi vòng 5 nhị, một vòng ngoài đối diện với các lá đài còn vòng trong đối diện với các cánh hoa. Các nhị vòng ngoài dài hơn các nhị vòng trong. Chỉ nhị hợp tại gốc, ngắn ở Lepidobotrys, nhưng tạo thành phần mở rộng của tuyến mật dạng ống ở Ruptiliocarpon. Phấn hoa được sinh ra trong 4 túi trên mỗi bao phấn. Đầu nhụy thuôn dài, xuất hiện như là các vòi nhụy giả[2].

Bầu nhụynằm bên trong hoa, hơn là phá dưới. Nó có 2 hay 3 ngăn, với 2 noãn mỗi ngăn. Các noãn đính vào phần chia tách các ngăn, gần đỉnh. Quả là quả nang với 1 (hiếm khi 2) hạt. Hạt màu đen và một phần che phủ bởi áo hạt màu da cam.

Năm 2000, một phân tích DNA về thực vật hai lá mầm thật sự dựa vào trình tự gen rbcL chỉ ra rằng các họ Lepidobotryaceae, ParnassiaceaeCelastraceae tạo thành một nhánh được hỗ trợ mạnh[5]. Các tác giả khuyến cáo rằng ba họ này nên gộp trong bộ Celastrales. Kết quả này được hỗ trợ mạnh trong các nghiên cứu muộn hơn[6][7].

Các họ mà chi Lepidobotrys đã từng hay được đặt vào là LinaceaeOxalidaceae, hiện nay được đặt tương ứng trong các bộ MalpighialesOxalidales, đều có họ hàng gần với bộ Celastrales. Các bộ Celastrales, Oxalidales, Malpighiales cùng với họ Huaceae tạo thành một nhóm gọi là nhánh COM trong Rosids[7].

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lepidobotryaceae trong: Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website. Trong: Missouri Botanical Garden Website. Tra cứu 30-1-2011.
  2. ^ a b c Klaus Kubitzky. "Lepidobotryaceae" Trong: Klaus Kubitzki (chủ biên). The Families and Genera of Vascular Plants vol.VI. Springer-Verlag: Berlin,Heidelberg, Đức (2004).
  3. ^ Barry E. Hammel & Nelson A. Zamora (1993). "Ruptiliocarpon (Lepidobotryaceae): A New Arborescent Genus and Tropical American Link to Africa, with a Reconsideration of the Family". Novon 3(4):408-417.
  4. ^ Benjamin D. Jackson. A Glossary of Botanic Terms. Duckworth: London (1928).
  5. ^ Vincent Savolainen, Michael F. Fay, Dirk C. Albach, Anders Backlund, Michelle van der Bank, Kenneth M. Cameron, S.A. Johnson, M. Dolores Lledo, Jean-Christophe Pintaud, Martyn P. Powell, Mary Clare Sheahan, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis, Peter Weston, W. Mark Whitten, Kenneth J. Wurdack and Mark W. Chase (2000). "Phylogeny of the eudicots: a nearly complete familial analysis based on rbcL gene sequences". Kew Bulletin 55(2):257-309.
  6. ^ Li-Bing Zhang & Mark P. Simmons (2006)."Phylogeny and Delimitation of the Celastrales Inferred from Nuclear and Plastid Genes". Systematic Botany 31(1):122-137, doi:10.1600/036364406775971778
  7. ^ a b Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009, doi:10.1073/pnas.0813376106

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]