Lewis Carroll

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lewis Carroll
tinted monochrome 3/4-length photo portrait of seated Dodgson holding a book
Carroll năm 1855
SinhCharles Lutwidge Dodgson
(1832-01-27)27 tháng 1 năm 1832
Daresbury, Cheshire, Anh quốc
Mất14 tháng 1 năm 1898(1898-01-14) (65 tuổi)
Guildford, Surrey, Anh quốc
Nghề nghiệpTác giả, Nhà toán học, giáo sĩ Anh giáo, nhiếp ảnh gia, họa sĩ
Quốc tịchVương quốc Anh
Học vấnĐại học Oxford
Thể loạiTruyện thiếu nhi, Truyện cổ tích, Lý luận toán học, Thơ, Văn vô nghĩa, Hình học thẳng, Lý thuyết bầu cử
Tác phẩm nổi bậtAlice ở xứ sở thần tiên,
Alice ở thế giới gương soi,
Đi săn quái vật,
"Jabberwocky",
Curiosa Mathematica, Phần I: Lý thuyết mới về song song,
Curiosa Mathematica, Phần II: Vấn đề cái gối,
"Nguyên tắc Đại diện của Quốc hội"

Chữ ký

Charles Lutwidge Dodgson (/ˈdɒdsən/) (27 tháng 1 năm 1832 – 14 tháng 1 năm 1898), nổi tiếng với bút danh Lewis Carroll (/ˈkærəl/), là một nhà văn, nhà toán học, nhà thần học, nhà logic học kiêm nhà nhiếp ảnh người Anh.

Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Carroll là Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên và phần tiếp Nhìn qua gương soi cũng như tập thơ "Săn tìm quái vật" và "Jabberwocky", tất cả đều là tác phẩm tưởng tượng.

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình Dodgson là người miền Bắc Anh, gốc Ái Nhĩ Lan. Bảo thủ và thuộc phe Anh giáo, phần lớn nhà Dodgson đều gia nhập quân đội Hoàng gia hoặc tăng lữ Anh giáo. Ông cố của ông, cũng tên Charles Dodgson, là một ngài giám mục. Ông nội, cũng mang tên Charles, là sĩ quan phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Anh, hi sinh năm 1803 khi hai người con trai còn thơ bé. Mẹ của ông là bà Frances Jane Lutwidge.

Người con cả Charles là cha của Lewis. Ông tiếp quản gia sản và tiếp tục theo tín ngưỡng gia đình. Vào học trường Rugby, và sau đó tới Christ ChurchOxford. Ông tốt nghiệp môn Toán loại Ưu và rất có thể sẽ thành một tài năng lỗi lạc. Nhưng thay vì tiếp tục sự nghiệp, ông cưới cô em họ năm 1827 và trở thành cha xứ.[1]

Thơ ấu[sửa | sửa mã nguồn]

Dodgson sinh ra ở toà tư dinh cha xứ tại Daresbury, Cheshire, là con thứ ba. Năm 11 tuổi, cha ông được bổ nhiệm đến Croft-on-Tees ở bắc Yorkshire, và cả gia đình cùng đi theo. Nơi đây trở thành nơi cư ngụ của họ trong 25 năm.

Suốt tuổi thơ của mình, cậu bé Dodgson tự học tại nhà. Những cuốn sách cậu đọc trong tủ sách gia đình thể hiện một trí tuệ sớm nảy nở: năm 7 tuổi, đọc Sự kinh lý của Pilgrim. Cậu cũng bị nói lắp như các anh chị em trong gia đình, điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp sau này. Năm 12 tuổi, ông được gửi đến một trường trung học ở Richmond, nơi gắn bó nhiều kỉ niệm hạnh phúc. Nhưng đến năm 1846, Dodgson chuyển tới trường Rugby- thực sự là cơn ác mộng, cậu viết sau khi rời trường:

Tôi không thể hiểu... rằng điều gì đã xui khiến tôi huỷ hoại ba năm trời ở đây... Thành thực mà nói, nếu tôi có thể... chịu được sự quấy rầy mỗi đêm thì những sóng gió trong cuộc đời chắc cũng chỉ như chuyện vặt.[2]

Dù vậy cậu vẫn tỏ ra vô cùng xuất sắc. "Tôi ít khi thấy những học sinh đầy triển vọng như thế kể từ khi đến Rugby" - lời nhận xét của Thạc sĩ R.B. Mayor.[2]

Oxford[sửa | sửa mã nguồn]

Ông rời Rugby cuối năm 1849 và đến tháng 1 năm 1851 nhập học tại Oxford, dự ngôi trường mà cha ông đã từng học, Christ Church. Ông mới đến Oxford hai ngày thì nhận được tin mẹ mất ở tuổi 47.

Sự học của ông thường bị xao lãng. Ông không thường chăm chỉ lắm, nhưng vẫn đạt được những thành quả dễ dàng. Năm 1852 ông nhận được văn bằng đầu tiên và được giữ lại trường làm giáo sư đến năm 26 tuổi. Thu nhập khá nhưng công việc lại tẻ nhạt. Nhiều học sinh của ông lớn tuổi và giàu có hơn ông, và phần lớn đều không chăm chú học. Tuy nhiên, Dodgson vẫn ở lại trường trong nhiều chức vụ khác nhau cho đến khi qua đời.[3]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại hình[sửa | sửa mã nguồn]

Chàng trai trẻ Charles Dodgson cao hơn 6 feet, mảnh dẻ và trông khá ưa nhìn, với mái tóc màu hạt dẻ quăn dày và đôi mắt xanh hoặc xám (tuỳ vào độ sáng của ảnh). Về sau ông được miêu tả là không được cân đối lắm và khá bẽn lẽn. Khi còn bé, ông bị điếc một tai sau một cơn sốt. Năm 17 tuổi ông bị ho mãn tính và bệnh kéo dài cho đến suốt cuộc đời.[4]

Bệnh nói lắp[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh nói lắp là một trong những giai thoại nổi tiếng về Dodgson; có ý kiến cho rằng ông đã dùng chính tật đó của mình khắc họa nhân vật Dodo trong Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên.[3]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù gặp vấn đề về nói lắp nhưng điều đó ít ngăn cản Dodgson trong công việc. Ông có thể hát rất du dương và không hề ngại thể hiện điều đó trước khán giả. Ông tỏ ra có năng khiếu bắt chước và kể chuyện, và chơi đố chữ rất cừ khôi.[4]

Dodgson luôn mong muốn được lưu danh tên tuổi như một nhà văn hay một nghệ sĩ. Ông gặp John Ruskin năm 1857 và hai người trở thành bạn bè. Ông cũng chơi thân với Dante Gabriel Rossetti và gia đình ông ta, quen với William Holman Hunt, John Everett Millais, và Arthur Hughes. Ông có quen biết George MacDonald — những đứa trẻ nhà McDonald say mê đọc Alice và khuyên ông xuất bản cuốn sách.[4][5]

Văn nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Hồi trẻ, Dodgson đã viết thơ và truyện ngắn, đóng góp nhiều cho tạp chí gia đình Mischmasch và sau đó gửi chúng cho nhiều nhà xuất bản khác, thu được một số thành công. Từ năm 1854 đến năm 1856, ông có việc làm trong nhà xuất bản Quốc gia, The Comic TimesThe Train, cũng như vài tạp chí nhỏ khác như Whitby GazetteOxford Critic. Phần lớn là truyện cười, thỉnh thoảng châm biếm.

Năm 1856 ông đăng một bài thơ lãng mạn tên "Solitude" trên The Train dưới bút danh nổi tiếng Lewis Carroll. Bút danh này là một phép chơi chữ của tên ông; Lewis là dạng tiếng Anh của Ludovicus- dạng La tinh của Lutwidge, và Carroll là dạng tiếng Anh của Carolus- dạng La tinh của Charles.[1]

Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Alice xoay xở điều khiển con hồng hạc

Săn tìm quái vật[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1876, Dodgson xuất bản tập thơ Săn tìm quái vật, nói về cuộc phiêu lưu của một nhóm thủy thủ kì quặc và một con hải li đi săn tìm sinh vật lạ.

Những năm về sau và cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đời Dodgeson không có nhiều thay đổi trong 20 năm cuối của đời ông, ngoại trừ việc ông trở nên giàu có và nổi tiếng hơn. Ông tiếp tục dạy học ở Christ Church và tiếp tục ở lại đó cho đến cuối đời. Có vài lần ông xuất hiện với công chúng như tham gia vào buổi diễn nhạc kịch "Alice ở xứ sở thần tiên" tại nhà hát ở West End vào ngày 30 tháng 12 năm 1886. Hai tập của tiểu thuyết của của ông, Sylvie và Bruno, được xuất bản vào năm 1889 và 1893, tuy nhiên không nhận được nhiều thành công như tập Alice, mà còn vấp phải những phản hồi tiêu cực từ độc giả đương thời với lượng sách bán ra chỉ khoảng 13 000 bản.

Lần duy nhất mà ông ra nước ngoài được biết đến là chuyến đi đến Nga năm 1867 dưới danh nghĩa là giáo sĩ, cùng với mục sư Henry Liddon. Chuyến đi này được ông kể lại trong tập Nhật ký Nga, được xuất bản lần đầu năm 1935.

Dodgeson mất vào ngày 14 tháng Giêng năm 1898 tại nhà chị gái ông, "The Chestnuts" ở Guildford, một thị trấn hạt của Surray, bởi chứng viêm phổi sau cúm, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 66 của ông. Đám tang của ông được tổ chức ở nhà thờ Thánh Mary. Thi thể ông được chôn ở nghĩa trang Guildford.

Ông được tưởng niệm tại nhà thờ các Thánh, Daresbury, trong các ô cửa kính màu để thể hiện màu nền sặc sỡ của Alice ở xứ sở thần tiên.

Những tranh cãi và bí ẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Sở thích tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nhà nghiên cứu tiểu sử cuối thể kỉ 20 cho biết rằng có thể sự hứng thú của Dodgeson đối với trẻ em có thể mang yếu tố tình dục, trong đấy có Morton N. Cohen trong cuốn Tiểu sử về Lewis Caroll của ông năm 1995, và Donald Thomas với cuốn Chân dung về Lewis Caroll xuất bản cùng năm, và nhiều học giả khác. Cohen, thực tế còn nghĩ rằng Dodgeson thấy chán ngán nên "năng lượng tình dục của ông đã tìm kiếm những vui thú độc đáo hơn" và viết thêm:

Chúng ta không thể hiểu được mức độ thôi thúc tình dục của Charles đằng sau sở thích vẽ tranh họa và chụp anh trẻ em đang khỏa thân. Ông ta cho rằng sở thích ấy hoàn toàn chỉ là thẩm mỹ. Nhưng niềm gắn bó của ông ta với trẻ em, cũng như sự khắt khe về thẩm mỹ đối với ngoại hình của những đứa trẻ, khó có thể cho rằng lời khẳng đinh của ông về sở thích thẩm mỹ kia là đúng. Có lẽ ông ta cảm thấy nhiều hơn những gì đã thừa nhận, thậm chí là cả với bản thân.

Bức vẽ khỏa thân Beatrice Hatch bởi Lewis Caroll

.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bowman, Isa (1899), The Story of Lewis Carroll, Told by the Real Alice in Wonderland, London: Dent
  • Cohen, Morton N. (1995), Lewis Carroll: A Biography, London: Macmillan. (ISBN 0-333-62926-4)
  • Collingwood, Stuart Dodgson (1898), The Life and Letters of Lewis Carroll, London: T. Fisher Unwin
  • Graham-Smith, Darien (2005), Contextualising Carroll, University of Wales, Bangor: PhD Thesis ([1] Lưu trữ 2013-12-13 tại Wayback Machine)
  • Huxley, Francis (1976), The Raven and the Writing Desk. (ISBN 0-06-012113-0).
  • Kelly, Richard, Lewis Carroll. Boston: Twayne Publishers, 1990.
  • Kelly, Richard, Alice's Adventures in Wonderland. Lưu trữ 2007-12-13 tại Wayback Machine
  • Leach, Karoline (1999), In the Shadow of the Dreamchild: A New Understanding of Lewis Carroll, London: Peter Owen Publishers
  • Lennon, Florence Becker (1947), Lewis Carroll, London: Cassell
  • Reed, Langford (1932), The Life of Lewis Carroll, London: W. and G. Foyle
  • Sunghyun Kim, 'Political Unconscious in Fantastic Narrative: Lewis Carroll's Alice's Adventures in Wonderland(Korean)', Yonsei University Graduate School, 2005
  • Taylor, Alexander L., Knight (1952), The White Knight, Edinburgh: Oliver and Boyd
  • Taylor, Roger & Wakeling, Edward, Lewis Carroll, Photographer. Princeton University Press, 2002. (ISBN 0-691-07443-7). Catalogues nearly every Carroll photograph known to be still in existence.
  • Wilson, Robin (2008). Lewis Carroll in Numberland: His Fantastical Mathematical Logical Life. London: Allen Lane. ISBN 9780713997576. Đã bỏ qua văn bản “Robin Wilson” (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |unused_data= (trợ giúp)
  • Wullschläger, Jackie, Inventing Wonderland, (ISBN 0-7432-2892-8) — also looks at Edward Lear (of the "nonsense" verses), J. M. Barrie (Peter Pan), Kenneth Grahame (The Wind in the Willows), and A. A. Milne (Winnie-the-Pooh).
  • n.n., Dreaming in Pictures: The Photography of Lewis Carroll. Yale University Press & SFMOMA, 2004. (Places Carroll firmly in the art photography tradition.)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Cohen, Morton N. (26 tháng 11 năm 1996). Lewis Carroll: A Biography. Vintage Books. tr. 30-35. ISBN 978-0-679-74562-4.
  2. ^ a b Collingwood, Stuart Dodgson. The Life and Letters of Lewis Carroll, 18.
  3. ^ a b Leach, Karoline In the Shadow of the Dreamchild Ch. 2.
  4. ^ a b c Leach, Karoline In the Shadow of the Dreamchild Ch. 2
  5. ^ Cohen, Morton N. (26 tháng 11 năm 1996). Lewis Carroll: A Biography. Vintage Books. tr. 100–4. ISBN 978-0-679-74562-4.[cần số trang]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]