Loạn Mito

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Loạn Mito
水戸幕末争乱
Một phần của Xung đột thời Bakumatsu

Quân đội Mạc phủ di chuyển trấn áp cuộc nổi loạn Mito năm 1864.

Bản in khắc gỗ của Utagawa Kuniteru III mô tả quân nổi dậy Mito dưới biểu ngữ "Tôn vương Nhương di" chiến đấu với quân Mạc phủ ở Tsukuba.
Thời gianTháng 5 năm 1864 – Tháng 1 năm 1865
Địa điểm
Đông Nhật Bản
Kết quả Mạc phủ chiến thắng
Tham chiến
Lực lượng rōnin Tôn vương Nhương di miền Đông Nhật Bản Mạc phủ Tokugawa
Phiên Mito
Chỉ huy và lãnh đạo
Takeda Kōunsai (武田耕雲斎) Tokugawa Yoshinobu
Lực lượng
2.000 quân Khoảng 10.000 quân
Thương vong và tổn thất
Khoảng 1.300 phiến quân bị giết, khoảng 353 người bị hành quyết và 100 người chết khi bị giam cầm Khoảng 6.700 thành viên Mạc phủ bị giết

Loạn Mito (水戸幕末争乱 Thủy Hộ Mạc mạt tranh loạn?, Mito bakumatsu sōran), còn được gọi là Khởi nghĩa Kantō hoặc Loạn Tengutō (天狗党の乱 Thiên Cẩu đảng loạn?, Tengutō no ran), là một cuộc nội chiến xảy ra trong khu vực phiên Mito, Nhật Bản từ giữa tháng 5 năm 1864 đến tháng 1 năm 1865. Nó liên quan đến một cuộc nổi dậy và các hành động khủng bố chống lại quyền lực trung ương của Mạc phủ nhằm ủng hộ phong trào Tôn vương Nhương di ("sonnō jōi").[1]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Một đạo quân trấn áp của Mạc phủ được gửi đến núi Tsukuba vào ngày 17 tháng 6 năm 1864, bao gồm 700 binh lính Mito dưới quyền chỉ huy của Ichikawa, với 3 đến 5 khẩu đại bác và ít nhất 200 súng cầm tay, cũng như lực lượng Mạc phủ Tokugawa gồm 3.000 người với hơn 600 súng và một số khẩu đại bác.[2]

Khi xung đột leo thang, vào ngày 10 tháng 10 năm 1864 tại Nakaminato, lực lượng Mạc phủ gồm 6.700 quân đã bị 2.000 quân Mito đánh bại, và một số đạo quân Mạc phủ chịu thảm bại sau đó.[3]

Tuy nhiên, quân binh phiên Mito đang suy yếu, chỉ còn khoảng 1.000 người. Đến tháng 12 năm 1864, họ phải đối mặt với một lực lượng mới dưới quyền của Tokugawa Yoshinobu (bản thân ông sinh trưởng tại Mito) đông đến hơn 10.000 quân, cuối cùng buộc họ phải đầu hàng.[4]

Cuộc nổi dậy dẫn đến 1.300 người chết về phía quân Mito, bị đàn áp tàn khốc, bao gồm 353 vụ hành quyết và khoảng 100 người chết trong cảnh bị giam cầm.[5]

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The Cambridge History of Japan, p.641
  2. ^ Totman, p.112
  3. ^ Totman, p.118
  4. ^ Totman, p.119-120
  5. ^ Totman, p.120

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Totman, Conrad. (1980). The Collapse of the Tokugawa Bakufu, 1862–1868 University of Hawaii Press, Honolulu, ISBN 0-8248-0614-X