NGC 1407

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 1407
NGC 1407 được chụp bởi Kính thiên văn vũ trụ Hubble
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoBa Giang
Xích kinh03h 40m 11.9s[1]
Xích vĩ−18° 34′ 48″[1]
Dịch chuyển đỏ1779 ± 9 km/s[1]
Khoảng cách76 Mly (23.3 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)9.7
Đặc tính
KiểuE0 [1]
Kích thước biểu kiến (V)4′.6 × 4′.3[1]
Tên gọi khác
ESO 548- G 067, PGC 13505[1]

NGC 1407 là một thiên hà hình elip có tọa độ là 3°40'12", thuộc chòm sao Ba Giang. Có tên gọi khác như là ESO 548, G 067 hoặc PGC 13505[2]. Nó cách Trái Đất khoảng 75 triệu năm ánh sáng. Đây là thiên hà sáng nhất trong Nhóm NGC 1407, một trong những phần của Nhóm Eridanus, với NGC 1407 là thành viên sáng nhất của nhóm đó.[2] Thiên hà NGC 1400 là điểm sáng xếp thứ hai của nhóm Eridanus nằm cách thiên hà NGC 1407 xa 11,8 phút. NGC 1407 có phát ra tia X quang, có lượng khí sắt nóng chảy rất cao [3] và có bằng chứng về sự bùng phát vô tuyến tái phát ở thiên hà NGC 1407.[4] Ở khu vực trung tâm của thiên hà NGC 1407 có các ngôi sao cũ, với tuổi thọ trung bình 10,8 - 13,2 Gyrs, rất giàu vật chất kim loại và có nhiều nguyên tố siêu cực. Các quan sát cho thấy rằng thiên hà NGC 1407 đã không trải qua hoạt động hình thành sao mạnh nào gần đây.[5] Trong thiên hà NGC 1407 có chứa một lỗ đen siêu lớn với khối lượng 0,8 - 1,44 tỷ lần khối lượng mặt trời (tức là khoảng 1,592.10^30 đến 2,866.10^30 kg), dựa trên sự phân tán vận tốc.[6]

Thiên hà NGC 1407 đã được phát hiện vào ngày 6 tháng 10 năm 1785 bởi William Herschel (1738-1822), một nhà thiên văn học nổi tiếng

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 1407. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b Su, Yuanyuan; Gu, Liyi; White III, Raymond E.; Irwin, Jimmy (ngày 10 tháng 5 năm 2014). “Joint XMM-Newton and Chandra observations of the NGC 1407/1400 complex: a tail of an early-type galaxy and a tale of a nearby merging group”. The Astrophysical Journal. 786 (2): 152. arXiv:1403.6416. Bibcode:2014ApJ...786..152S. doi:10.1088/0004-637X/786/2/152.
  3. ^ Su, Yuanyuan; Irwin, Jimmy A. (ngày 20 tháng 3 năm 2013). “Investigating the potential dilution of the metal content of hot gas in early-type galaxies by accreted cold gas”. The Astrophysical Journal. 766 (1): 61. arXiv:1301.7706. Bibcode:2013ApJ...766...61S. doi:10.1088/0004-637X/766/1/61.
  4. ^ Giacintucci, Simona; O’Sullivan, Ewan; Clarke, Tracy E.; Murgia, Matteo; Vrtilek, Jan M.; Venturi, Tiziana; David, Laurence P.; Raychaudhury, Somak; Athreya, Ramana M. (ngày 20 tháng 8 năm 2012). “Recurrent radio outbursts at the center of the NGC 1407 galaxy group”. The Astrophysical Journal. 755 (2): 172. arXiv:1206.5751. Bibcode:2012ApJ...755..172G. doi:10.1088/0004-637X/755/2/172.
  5. ^ Spolaor, Max; Forbes, Duncan A.; Proctor, Robert N.; Hau, George K. T.; Brough, Sarah (tháng 4 năm 2008). “The early-type galaxies NGC 1407 and NGC 1400 – II. Star formation and chemical evolutionary history”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 385 (2): 675–686. arXiv:0801.2005. Bibcode:2008MNRAS.385..675S. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.12892.x.
  6. ^ Sadoun, Raphael; Colin, Jacques (ngày 11 tháng 10 năm 2012). “-σ relation between supermassive black holes and the velocity dispersion of globular cluster systems”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters. 426 (1): L51–L55. arXiv:1204.0144. Bibcode:2012MNRAS.426L..51S. doi:10.1111/j.1745-3933.2012.01321.x.