NGC 3642

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh của NGC 3642

NGC 3642 là tên của một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Đại Hùng. Nó có một vùng phát xạ hạt nhân ion hóa thấp. Khoảng cách của nó với trái đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 30 triệu năm ánh sáng và kích thước biểu kiến của nó là 50000 năm ánh sáng. Nó có một cấu trúc đai giả, có thể được tạo thành từ một sự kiện hợp thành với một thiên hà lùn nhiều chất khí[1].

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 3642 là một thiên hà xoắn ốc không có thanh chắn[1]. Ở khu vực trung tâm của nó có một lỗ đen siêu khối lượng với khối lượng xấp xỉ khoảng 26 đến 31 triệu lần khối lượng mặt trời nếu dựa trên tốc độ phân tán trong thiên hà đo được từ kính viễn vọng không gian Hubble[2] hoặc gấp 15 triệu lần khối lượng mặt trời nếu dựa vào độ sáng của điểm phình trên băng tần K.[3]

Bao quanh nhân, có một nhánh xoắn ốc tạo thành một cấu trúc đai mà có thể đưa các vật chất vào nhân thiên hà. Do vậy ngoài cấu trúc đai, nó còn có sự xoắn ốc kết cụm bao quanh nhân. Phân bên ngoài của cấu trúc xoắn ốc tạo thành một cấu trúc đai giả dài khoảng nửa vòng tròn. Phần bên ngoài đó ngoài ra cũng bị biến dạng, trong khi phần chính của nó thì có một cái đĩa quay khác thường. Khí HI cũng như vậy và mở rộng ra về phía tây nhiều hơn các hướng ra.[1]

Thiên hà lân cận[sửa | sửa mã nguồn]

Nó nằm trong nhóm thiên hà NGC 3642[4] (hoặc tên khác là nhóm NGC 3610), nhóm này bao gồm NGC 3610, NGC 3619, NGC 3669, NGC 3674NGC 3683. Các thiên hà khác gần đó là NGC 3440, NGC 3445, NGC 3458, NGC 3543NGC 3613.[5].

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 22m 17.9s[6]

Độ nghiêng 59° 04′ 28″[6]

Giá trị dịch chuyển đỏ 1571 ± 3 km/s[6]

Cấp sao biểu kiến 10.8

Kích thước biểu kiến 1′.8 × 1′.5[6]

Loại thiên hà SA(r)bc[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Verdes–Montenegro, L.; Bosma, A.; Athanassoula, E. (ngày 1 tháng 7 năm 2002). “Star formation in the warped outer pseudoring of the spiral galaxy NGC 3642”. Astronomy & Astrophysics. 389 (3): 825–835. arXiv:astro-ph/0205088. Bibcode:2002A&A...389..825V. doi:10.1051/0004-6361:20020680. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ Beifiori, A.; Sarzi, M.; Corsini, E. M.; Bontà, E. Dalla; Pizzella, A.; Coccato, L.; Bertola, F. (ngày 10 tháng 2 năm 2009). “Upper Limits on the Masses of 105 Supermassive Black Holes from Hubble Space Telescope/Space Telescope Imaging Spectrograph Archival Data”. The Astrophysical Journal. 692 (1): 856–868. arXiv:0809.5103. Bibcode:2009ApJ...692..856B. doi:10.1088/0004-637X/692/1/856.
  3. ^ Dong, X. Y.; De Robertis, M. M. (tháng 3 năm 2006). “Low-Luminosity Active Galaxies and Their Central Black Holes”. The Astronomical Journal. 131 (3): 1236–1252. arXiv:astro-ph/0510694. Bibcode:2006AJ....131.1236D. doi:10.1086/499334.
  4. ^ Warren H. Finlay (2014). Concise Catalog of Deep-Sky Objects: Astrophysical Information for 550 Galaxies, Clusters and Nebulae The Patrick Moore Practical Astronomy Series. Springer. tr. 258. ISBN 9783319031705.
  5. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ a b c d e “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3642. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]