NGC 7723

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 7723
NGC 7723 by Adam Block/Đài thiên văn Núi Lemmon
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoBảo Bình
Xích kinh23h 38m 57.1s[1]
Xích vĩ−12° 57′ 40″[1]
Dịch chuyển đỏ0.006254 ± 0.000027 [1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời1875 ± 8 km/s[1]
Khoảng cách91.5 ± 10.6 Mly (28.1 ± 3.3 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)11.2[2]
Đặc tính
KiểuSB(r)b [1]
Kích thước biểu kiến (V)3′.5 × 2′.3[1]
Tên gọi khác
MCG -02-60-005, PGC 72009[1]

NGC 7723 là tên của một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn nằm trong chòm sao Bảo Bình. Khoảng cách của nó đến Trái Đất xấp xỉ là 90 triệu năm ánh sáng. Kích thước biểu kiến của thiên hà này là khoảng 95000 năm. Vào ngày 27 tháng 11 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện[3]. Nó nằm ở hướng 1 độ rưỡi của hướng bằc - tây bắc của ngôi sao [[Omega1 Aquarii]]. Và với một kính viễn vọng có kích thước 4 inch, ta có thể nhìn thấy nó nếu bầu trời tối.[4]

Thiên hà NGC 7723 nằm cạnh thiên hà NGC 7727NGC 7724.[5]

Đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên hà này có thanh chắn với nhân sáng, và điểm phình hình hộp[6]. Trong vùng trung tâm của thiên hà này, người ta đã quan sát được một lỗ đen siêu khối lượng mà khối lượng của nó được ước tính là gấp (10.6 ± 4.9) × 106 khối lượng mặt trời[7]. Thanh chắn đó bắt đầu từ phía đối diện của điểm phình[6]. Ngoài ra còn có những làn bụi thẳng chạy dọc theo thanh chắn, một làn bụi thì chạy liên tục, còn làn bụi còn lại thì đứt quãng[8]. Ở điểm cuối của thanh chắn có các nhánh xoắn ốc tạo thành một cấu trúc đai nhưng là giả với bán kính là 71 giây cung[9]. Dựa trên những quan sát trên tia cực tim và H-alpha, cấu trúc đai giả ấy có sự hình thành sao.[10]

Cấu trúc của các nhánh xoắn ốc thì phức tạp, nhánh xoắn ốc xuất phát từ phía tây nam của thanh chắn được xác định rõ ở góc phần tư của cung tròn thiên hà. Sau đó, nó sẽ khuếch tán và mờ dần sau khi đạt được một nửa cung tròn. Một nhánh khác bắt đầu từ phía 60 độ của hướng tây bắc của thanh chắn và sáng lên sau khi đi qua phần cuối của thanh chắn rồi tách ra làm đôi.[6]

Có một siêu tân tinh loại Ia được quan sát là nằm trong thiên hà này với độ sáng cao nhất là 13,8.[11]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Bảo Bình và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 23h 38m 57.1s[1]

Xích vĩ −12° 57′ 40″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.006254 +/- 0.000027 [1]

Vận tốc xuyên tâm 1875 ± 8 km/s[1]

Cấp sao biểu kiến 11.2[2]

Kích thước biểu kiến 3′.5 × 2′.3[1]

Loại thiên hà SB(r)b [1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7723. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b “Revised NGC Data for NGC 7723”. spider.seds.org. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ Seligman, Courtney. “NGC 7723 (= PGC 72009)”. Celestial Atlas. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ O'Meara, Steve (2007). Steve O'Meara's Herschel 400 observing guide: how to find and explore 400 star clusters, nebulae, and galaxies discovered by William and Caroline Herschel. Cambridge: Cambridge university press. tr. 285. ISBN 978-0521858939.
  5. ^ Makarov, Dmitry; Karachentsev, Igor (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ a b c Eskridge, Paul B.; Frogel, Jay A.; Pogge, Richard W.; Quillen, Alice C.; Berlind, Andreas A.; Davies, Roger L.; DePoy, D. L.; Gilbert, Karoline M.; Houdashelt, Mark L.; Kuchinski, Leslie E.; Ramirez, Solange V.; Sellgren, K.; Stutz, Amelia; Terndrup, Donald M.; Tiede, Glenn P. (tháng 11 năm 2002). “Near‐Infrared and Optical Morphology of Spiral Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 143 (1): 73–111. arXiv:astro-ph/0206320. Bibcode:2002ApJS..143...73E. doi:10.1086/342340.
  7. ^ Treuthardt, Patrick; Seigar, Marc S.; Sierra, Amber D.; Al-Baidhany, Ismaeel; Salo, Heikki; Kennefick, Daniel; Kennefick, Julia; Lacy, Claud H. S. (ngày 11 tháng 7 năm 2012). “On the link between central black holes, bar dynamics and dark matter haloes in spiral galaxies”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 423 (4): 3118–3133. arXiv:1204.4210. Bibcode:2012MNRAS.423.3118T. doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21118.x.
  8. ^ Sandage, A., Bedke, J. (1994), The Carnegie Atlas of Galaxies. Volume I, Carnegie Institution of Washington
  9. ^ Comerón, S.; Salo, H.; Laurikainen, E.; Knapen, J. H.; Buta, R. J.; Herrera-Endoqui, M.; Laine, J.; Holwerda, B. W.; Sheth, K.; Regan, M. W.; Hinz, J. L.; Muñoz-Mateos, J. C.; Gil de Paz, A.; Menéndez-Delmestre, K.; Seibert, M.; Mizusawa, T.; Kim, T.; Erroz-Ferrer, S.; Gadotti, D. A.; Athanassoula, E.; Bosma, A.; Ho, L. C. (ngày 19 tháng 2 năm 2014). “ARRAKIS: atlas of resonance rings as known in the S4G”. Astronomy & Astrophysics. 562: A121. arXiv:1312.0866. doi:10.1051/0004-6361/201321633.
  10. ^ Comerón, S. (ngày 9 tháng 7 năm 2013). “Inner rings in disc galaxies: dead or alive”. Astronomy & Astrophysics. 555: L4. arXiv:1306.4515. Bibcode:2013A&A...555L...4C. doi:10.1051/0004-6361/201321983.
  11. ^ List of Supernovae IAU Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]