NGC 925

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 925
Hình ảnh NGC 925 chụp bởi Kính viễn vọng Schulman 32 inch tại Đài thiên văn Núi Lemmon
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoTam Giác
Xích kinh02h 27m 16.913s[1]
Xích vĩ+33° 34′ 43.97″[1]
Dịch chuyển đỏ553 ± 3 km/s[2]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời564[3] km/s
Khoảng cách30.3 ± 2.3 triệu năm ánh sáng (9.29 ± 0.69 Mpc)[4]
Quần tụ thiên hàNhóm NGC 1023[5]
Cấp sao biểu kiến (V)10.7[2]
Đặc tính
KiểuSB(s)d[3]
Kích thước biểu kiến (V)10′.5 × 5′.9[2]
Tên gọi khác
PGC 009332, UGC 01913[2]

NGC 925 là tên của một thiên hà xoắn ốc có thanh chắn nằm trong chòm sao Tam Giác. Khoảng cách của nó với trái đất là 30 triệu năm ánh sáng[4]. Phép phân loại hình thái học cho biết nó là một thiên hà loại SB(s)d[3]. Nó mang ý nghĩa rằng nó có một cấu trúc thanh chắn, các nhánh xoắn ốc xoắn lại một cách lỏng lẻo và không có cấu trúc đai[6]. Nhánh xoắn ốc phía Nam thì trông mạnh hơn nhánh phía bắc. Cuối nhánh xoắn ốc thì giống như kết bông, kết thành cụm như len và không có tính nhất quán. Thanh chắn của nó được bù từ trung tâm của thiên hà và là nơi diễn ra sự hình thành sao, sự hình thành sao này diễn ra dọc theo chiều dài của nó. Cả hai dấu hiệu hình học đó- thanh chắn bù và nhánh xoắn ốc phía nam trông mạnh hơn nhánh phía bắc là những đặc tính điển hình của một thiên hà xoắn ốc Magellan[7]. Thiên hà này nghiêng một góc 55° khi ngắm dọc theo vị trí góc 102°.[3]

Thiên hà này là thành viên của nhóm thiên hà NGC 1023 và bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn liên quan đến NGC 1023[5]. Tuy nhiên, thiên hà gần nhất cách NGC 925 650000 năm ánh sáng (200000 parsec). NGC 925 có một đám mây hydro trung tính nặng gấp 10 triệu lần khối lượng mặt trời gắn với chính nó thông qua một cấu trúc truyền phát. Không chắc chắn được đây là thiên hà lùn vệ tinh, tàn dư còn sót lại của sự tương tác thủy triều trước đây hay nó một đám mây khí thuở sơ khai.[8]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà thuộc chòm sao Tam Giác và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 02h 27m 16.913s[1]

Độ nghiêng +33° 34′ 43.97″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 553 ± 3 km/s[2]

Vận tốc xuyên tâm 564[3] km/s

Cấp sao biểu kiến 10.7[2]

Kích thước biểu kiến 10′.5 × 5′.9[2]

Loại thiên hà SB(s)d[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Skrutskie, M. F.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”, The Astronomical Journal, 131 (2): 1163–1183, Bibcode:2006AJ....131.1163S, doi:10.1086/498708.
  2. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 925. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ a b c d e f Martin, Pierre; Roy, Jean-Rene (tháng 4 năm 1994), “The influence of bars on the chemical composition of spiral galaxies”, Astrophysical Journal, Part 1, 424 (2): 599–614, Bibcode:1994ApJ...424..599M, doi:10.1086/173917.
  4. ^ a b Silbermann, N. A.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 1996), “The Hubble Space Telescope Key Project on the Extragalactic Distance Scale. VI. The Cepheids in NGC 925”, Astrophysical Journal, 470: 1, Bibcode:1996ApJ...470....1S, doi:10.1086/177845.
  5. ^ a b Tully, R. B. (tháng 4 năm 1980), “Nearby groups of galaxies. I - The NGC 1023 group”, Astrophysical Journal, Part 1, 237: 390–403, Bibcode:1980ApJ...237..390T, doi:10.1086/157881.
  6. ^ Buta, Ronald J.; và đồng nghiệp (2007), Atlas of Galaxies, Cambridge University Press, tr. 13–17, ISBN 978-0521820486.
  7. ^ Pisano, D. J.; Wilcots, Eric M.; Elmegreen, Bruce G. (tháng 8 năm 2000), “Structure and Star Formation in NGC 925”, The Astronomical Journal, 120 (2): 763–776, arXiv:astro-ph/0004219, Bibcode:2000AJ....120..763P, doi:10.1086/301464.
  8. ^ Pisano, D. J.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2007), “An H I Survey of Six Local Group Analogs. I. Survey Description and the Search for High-Velocity Clouds”, The Astrophysical Journal, 662 (2): 959–968, arXiv:astro-ph/0703279, Bibcode:2007ApJ...662..959P, doi:10.1086/517986.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 02h 27m 16.9s, +33° 34′ 45″