Narita Express

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Narita Express

Thông tin
Loại dịch vụLimited express
Địa phươngVùng Kanto, Nhật Bản
Dịch vụ lần đầuNgày 19 tháng 3 năm 1991
Đơn vị hiện đang vận hànhJR East
Lộ trình
Dịch vụ trên tàu
Các cấp lữ hànhToa Chuẩn + Toa cao cấp (Green car)
Bố trí chỗ ngồiLuôn hướng về phía trước, 2 hàng ghế mỗi bên, lối đi ở giữa
Dịch vụ ăn uốngXe đẩy lối đi
Dịch vụ hành lýKhu vực chứa hành lý khổ lớn
Kỹ thuật
Thế hệ tàuTàu dòng E259
Khổ đường1.067 mm (3 ft 6 in)
Điện khí hóa1.500 V DC overhead
Tốc độ vận hành130 km/h (80 mph)[1]

Narita Express (成田エクスプレス (Thành Điền Express) Narita ekusupuresu?), viết tắt là N'EX, là một dịch vụ tàu tốc hành đặc biệt (limited express) hoạt động tại Nhật Bản từ năm 1991 bởi Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East), kết nối Sân bay Quốc tế Narita với nhiều ga quan trọng của Vùng thủ đô Tokyo. Với tần suất 2 chuyến mỗi giờ vào các buổi sáng và tối, và 1 chuyến mỗi giờ vào ban ngày. Đối thủ chính của Narita ExpressSkyliner, cũng kết nối đến sân bay Narita nhưng của Công ty Đường sắt điện Keisei.

Các tàu và hành trình vận chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tàu dòng E259 đang được tách ra ở ga Tokyo vào tháng 2 năm 2011
Bản đồ lộ trình

Các tàu Narita Express đi đến rất nhiều ga quan trọng của Vùng thủ đô Tokyo. Các tàu thuộc thế hệ tàu dòng E259 có 6 toa và chỉ dành riêng cho dịch vụ này,[2] tất cả đều đi qua ga Tokyo, nơi mà các tàu sẽ được tách ra hoặc nối lại (từ/thành 12 toa). Thông thường, các tàu từ Ōfuna hoặc Yokohama được nối thêm với các tàu từ Shinjuku, Ikebukuro hoặc Ōmiya và giữ nguyên chiều dài cho tới bên cuối ở sân bay Narita (thông qua Tuyến Sōbu ChínhTuyến Narita). Ở chuyến về, thì sẽ làm ngược lại. Từ Ōfuna, một vài các tàu chạy theo mùa sẽ tiếp tục đi tới KamakuraYokosuka bằng Tuyến Yokosuka, và từ Takao, một vài các tàu chạy theo mùa sẽ tiếp tục đi tới OtsukiKawaguchiko bằng Tuyến Fujikyuko.[3]

Đa số các tàu Narita Express sẽ không dừng giữa Tokyo và Ga Narita Airport Terminal 2·3. Vào các buổi sáng, tối cao điểm, một vài tàu sẽ chạy dưới dạng tốc hành (commuter express), dừng thêm tại Chiba, Yotsukaidō, Sakura, và Narita. Trung bình thời gian hành trình từ Tokyo đến Sân bay Narita là từ 55 phút cho tới 1 giờ. Tất cả các ghế đều phải đặt trước, chia ra hai loại là hạng ghế chuẩn và hạng ghế hạng nhất (Green).

Bố trí tàu[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 3 năm 2012, các tàu từ Tokyo đến Sân bay Narita có 12 toa, được bố trí như hình dưới đây, với toa số 1 là toa cuối ở Shinjuku / Yokohama, và toa số 12 là toa cuối ở Sân bay Narita Airport.[4] Tất cả các ghế đều phải đặt trước, toa hạng nhất (Green car) được đặt ở toa số 6 và 12.[5]

Toa số 1 2 3 4 5 6 điểm nối,

tách tàu

tại ga

Tokyo

7 8 9 10 11 12
Tên riêng KuHa E258 MoHa E258 MoHa E259 MoHa E258-500 MoHa E259-500 KuRo E259 KuHa E258 MoHa E258 MoHa E259 MoHa E258-500 MoHa E259-500 KuRo E259
Đặt trước Đặt trước Đặt trước Đặt trước Đặt trước Hạng nhất (Green) Đặt trước Đặt trước Đặt trước Đặt trước Đặt trước Hạng nhất (Green)

Nội thất[sửa | sửa mã nguồn]

Các toa hạng nhất có hệ thống ghế được bọc da, hướng cùng chiều với tàu và có thể xoay 180 độ (phục vụ chiều về). Bề rộng chỗ ngồi là 1.160 mm (46 in).[6] Các ghế toa còn lại có chức năng tương tự nhưng không được bọc da và chỉ có bề rộng 1.020 mm (40 in).[6]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Narita Express thế hệ cũ - dòng 253 vào tháng 12 năm 2006

Cho tới năm 1991, các chuyến tàu đi đến Sân bay Narita chỉ được phục vụ bởi Keisei Skyliner, sử dụng hệ thống ga riêng của Keisei, kết nối bất tiện với hệ thống ga của mình. Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản đã có kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc mới, mang tên là Narita Shinkansen, đi đến thẳng các nhà ga ngầm dưới sân bay Narita. Tuy nhiên, kế hoạch bị loại bỏ vào những năm 1980, và vị trí, ray trước đây định dành cho ga ngầm và tuyến shinkansen nay được kết nối trực tiếp với Tuyến NaritaTuyến Keisei Chính đến thẳng sân bay. Các tàu Narita Express bắt đầu đến nhà ga mới từ 19 tháng 3 năm 1991, và các tàu Skyliner cũng chuyển sang dùng nhà ga mới cùng thời điểm đó.

Cho tới tháng 3 năm 2004, dịch vụ tốc hành đặc biệt Wing Express được giới thiệu nhằm hoàn thiện Narita Express, với một chuyến khứ hồi mỗi ngày giữa Ōmiya/Ikebukuro/Shinjuku và Sân bay Narita. Dịch vụ này sau đó bị thay thế bởi việc mở rộng hoạt động của Narita Express.

Kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2005, Narita Express trở thành tàu cấm hút thuốc lá.[7]

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, chín con tàu mới thuộc dòng E259 gia nhập đội 26 tàu Narita Express khứ hồi, thay thế các tàu dòng 253 cũ.[8] Tới tháng 7 năm 2010 toàn bộ các tàu Narita Express đều được thay mới thành dòng E259.[4]

Từ 13 tháng 10 năm 2010, dịch vụ Narita Express phục vụ được nhiều ga hơn nhờ việc tách / nối tàu tại ga Tokyo Tokyo. Hầu hết thời gian đều phục vụ 2 chuyến mỗi giờ giữa Sân bay Narita và Tokyo, Shinjuku, Yokohama. Các tàu đến/đi từ Shinjuku, dừng thêm ở Shibuya, các tàu đến/đi từ Yokohama dừng thêm ở ga mới Musashi-Kosugi.[9]

Dịch vụ Narita Express bị tạm dừng vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 do xảy ra thảm họa Động đất và sóng thần Tōhoku và thiếu điện ở khu vực Tokyo.[10] Sau đó, dịch vụ được nối lại một phần vào ngày 4 tháng 4 năm 2011, với tần suất vào thời gian chạy tàu như lúc trước xảy ra thảm họa đã được thông qua vào ngày 3 tháng 9 năm 2011.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ JR新幹線&特急列車ファイル [JR Shinkansen & Limited Express Train File]. Japan: Kōtsū Shimbun. 2008. tr. 64. ISBN 978-4-330-00608-6.
  2. ^ JR Timetable, October 2009
  3. ^ Kodera, Atsushi (ngày 17 tháng 6 năm 2014). “Narita Express train headed to Mount Fuji”. The Japan Times. Japan: The Japan Times Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ a b JR東日本 E259系特急型直流電車 [JR East E259 series limited express DC EMU]. Tetsudō Daiya Jōhō. Japan: Kotsu Shimbun. 38 (303): 70–71. tháng 7 năm 2009.
  5. ^ JR Timetable, March 2012 issue. P.1004
  6. ^ a b "成田エクスプレス"用新形車両 E259系” [New E259 series "Narita Express" trains]. Japan Railfan Magazine. Japan: Kōyūsha. 49 (579): 82–85. tháng 7 năm 2009.
  7. ^ “December 2005 Timetable Revision Details” 2005年12月ダイヤ改正について (pdf) (bằng tiếng Nhật). Japan: East Japan Railway Company. ngày 30 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  8. ^ E259系「成田エクスプレス号」10月から10往復程度が運用開始 (10 E259 series "Narita Express" workings to commence from October). Tetsudō Daiya Jōhō. Japan: Kōtsū Shimbun. 38 (305): 74. tháng 9 năm 2009.
  9. ^ 2010年3月ダイヤ改正について (PDF) (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Nhật). East Japan Railway Company. ngày 18 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010.
  10. ^ “Service Operation Status” (PDF) (bằng tiếng Nhật). Japan: East Japan Railway Company. ngày 28 tháng 3 năm 2011. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2011.
  11. ^ JRの運行状況 2日 [JR Operation Status - 2 April]. NHK News (bằng tiếng Nhật). Japan: Japan Broadcasting Corporation. ngày 2 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]