Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Thế giới Tưởng niệm
Nạn nhân Giao thông đường bộ
Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ
Tên chính thứcWorld Day of Remembrance for Road Traffic Victims
Cử hành bởiQuốc gia thành viên
Liên Hợp Quốc
KiểuLiên Hợp Quốc
NgàyChủ nhật thứ ba của tháng 11 hàng năm
Hoạt độngLiên Hợp Quốc
Tần suấthàng năm

Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ diễn ra vào ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 11 hàng năm. Đây là một ngày hành động quốc tế do Liên Hợp Quốc ban hành trong nghị quyết A/RES/60/5.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, Tổ chức Hoà bình Đường bộ (Road Peace) đã khởi xướng "Ngày Thế giới tưởng nhớ các nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ".[1]

Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là Ngày Thế giới Tưởng niệm Nạn nhân Giao thông đường bộ (hay còn gọi là Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông) trên toàn cầu. Ngày kỷ niệm này đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực chung toàn cầu để cải thiện an toàn giao thông. Đây cũng là cơ hội nhằm thu hút sự chú ý của cả cộng đồng đến những tổn thất to lớn về tinh thần và kinh tế do tai nạn giao thông gây ra, tưởng nhớ các nạn nhân của tai nạn giao thông và vinh danh các dịch vụ cứu hộ và hỗ trợ.[2]

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng ngày này vào ngày 19/11/2012[3] và đến năm 2013 thì được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước[4] nhằm cảnh báo xã hội về thảm họa tai nạn giao thông, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông cũng như cầu siêu cho những người đã mất.

Năm 2017, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức "Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2017" vào ngày 19 tháng 11 năm 2017 tại thành phố Pleiku và trực tiếp truyền hình trên đài VTV1 và đài PTTH Gia Lai. Trong Thông điệp hưởng ứng có viết: "Trong 10 tháng đầu năm 2017, tại Việt Nam đã có 6.827 người chết và 11.785 người bị thương tật suốt đời do tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tham gia giao thông không an toàn như lái xe sai phần đường, làn đường, quá tốc độ, chuyển hướng không quan sát, vi phạm nồng độ cồn...thậm chí có những người lái xe vi phạm mang đến cái chết oan uổng, bất ngờ xảy đến cho cả những cụ già, trẻ nhỏ còn đang say giấc ngủ trong chính ngôi nhà mình. Đây thực sự là thảm họa cho dân tộc, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người rất to lớn và không thể bù đắp được, đe doạ đến sự sinh tồn và phát triển của giống nòi".[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông vào ngày 19/11/2012”.
  2. ^ “Thế giới cùng tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”.
  3. ^ “Cầu siêu nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT đường bộ" năm 2013”.[liên kết hỏng]
  5. ^ Thông điệp hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông” năm 2017 Lưu trữ 2017-12-01 tại Wayback Machine, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, 13/11/2017

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]