Ngọc Lan (diễn viên sinh 1942)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Ngọc Lan
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phan Ngọc Lan
Ngày sinh
1942 (81–82 tuổi)
Nơi sinh
Bắc Giang, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên điện ảnh
  • Diễn viên truyền hình
Gia đình
Chồng
Ngô Mạnh Lân
Con cái
  • Ngô Phương Lan
    Ngô Phương Ly
    Ngô Lê
  • Ngô Lâm
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1961 – nay
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnNhàn trong Lửa trung tuyến

Ngọc Lan tên đầy đủ là Phan Ngọc Lan (sinh năm 1942) là nữ diễn viên điện ảnh người Việt Nam, bà được biết đến qua vai Nhàn trong phim điện ảnh Lửa trung tuyến và vai Bà nội trong phim truyền hình Bánh đúc có xương. Ngọc Lan được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọc Lan sinh năm 1942 tại Bắc Giang,[1] khi còn đi học bà đã bộc lộ khả năng ca hát, diễn kịch và ngâm thơ.[2] Năm 1959, sau khi có dịp được xem bộ phim truyện Chung một dòng sông của đạo diễn Phạm Kỳ Nam, Ngọc Lan mơ ước sau này trở thành diễn viên.[3][1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập, bà ra Hà Nội dự thi tuyển và vượt qua được bốn vòng khảo sát. Ngọc Lan trở thành học viên khóa 1 của trường Điện ảnh Việt Nam cùng Trà Giang, Lâm Tới, Thế Anh, Kim Chi, Lịch Du...[4][1]

Năm 1961, bà được đạo diễn Phạm Văn Khoa mời đóng vai chính trong phim Lửa trung tuyến, đây cũng là vai diễn đầu tiên và nổi tiếng nhất của bà, bộ phim sau đó được mời dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1961. Là diễn viên chính của phim, Ngọc Lan vinh dự được thay mặt đoàn Điện ảnh Việt Nam cùng kéo cờ khai mạc Liên hoan phim cùng với Sergey Fyodorovich Bondarchuk.[5][6] Sau sự kiện này Ngọc Lan quen biết với nữ diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ nhân dân Zinaida Kirienko.[7]

Ngọc Lan tốt nghiệp năm 1962 và được phân công về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, cũng vào cuối năm này bà kết hôn với họa sĩ, đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân. Trong sự nghiệp của mình Ngọc Lan tham gia hơn 50 vai diễn.

Năm 2015, Ngọc Lan được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Sau bộ phim Nơi ẩn nấp bình yên năm 2017, bà tạm dừng các hoạt động phim ảnh và trở lại với bộ phim truyền hình 11 tháng 5 ngày vào năm 2021.[8]

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọc Lan đã phát hành 6 tập thơ, tập thơ thứ 6 có tựa đề Nặng tình phát hành năm 2020.[9]

Một số bài thơ trong chùm thơ Mẹ và quê hương của bà tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Đỗ Phương sáng tác ca khúc Nhớ mẹ.[10]

Vai diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1961 Lửa trung tuyến Nhàn NSND Phạm Văn Khoa
1962 Một ngày đầu thu Huy Vân
1964 Người chiến sĩ trẻ NSND Hải Ninh [6]
1966 Lửa rừng Y Mai NSND Phạm Văn Khoa [11]
Biển lửa Vợ Chu NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực
1967 Biển gọi Vợ Bí thư Đảng ủy NSƯT Nguyễn Tiến Lợi, NSƯT Nguyễn Ngọc Trung [11]
1968 Một chiến công Phụ bếp Nguyễn Đỗ Ngọc [11]
1974 Quê nhà Dự NSƯT Nguyễn Ngọc Trung [6]
1975 Vùng trời Y tá Dân quân NSND Huy Thành
1980 Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Kha, NSND Lê Thi
1986 Thị trấn yên tĩnh Vợ lái xe NSƯT Lê Đức Tiến
1987 Huyền thoại về người mẹ Hòa NSND Bạch Diệp
Nửa chừng xuân Vợ ba của Hàn Thanh NSƯT Lê Đức Tiến [6]
1988 Dịch cười Vợ Tổng giám đốc Đỗ Minh Tuấn
1989 Đời mưa gió Bà Phủ NSƯT Đức Hoàn [6]
Thằng Cuội Bà Soi Đỗ Mạnh Tuấn [6]
1990 Kiếp phù du Nhũ mẫu NSND Hải Ninh [6]
Lấy nhau vì tình Bà tham Bích NSƯT Hà Văn Trọng
1991 Giông tố Bà Nghị Hách Nguyễn Mạnh Lân [11]
1992 Anh chỉ có mình em Bà Tuần Đới Xuân Việt

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Định dạng Phát Hành Chú thích
Giành dật Bà Hạnh Lê Lực Truyền hình Đài truyền hình Hà Nội
1995 Nàng Kiều trúng số Bà Khải NSƯT Lê Đức Tiến Điện ảnh truyền hình [12]
1996 Đông Ki ra thành phố Hồng Chi VTV
1998 Gió qua miền tối sáng Bà Khánh NSND Phạm Thanh Phong Truyền hình dài tập [6]
2000 Qua những đêm lạnh giá Bà Cơ NSND Bùi Cường Điện ảnh truyền hình
2001 Khi người lính trở về Cao Mạnh Đài truyền hình Hà Nội
Người dưng Lê Lực
2002 Gái một con Bà Ngà Triệu Tuấn VTV
Chuyện tình biển xa Bà Việt NSƯT Lê Đức Tiến Truyền hình dài tập HTV
2009 Phá vỡ im lặng Bà Đào Hoàng Nhuận Cầm VTV
2010 Bí mật Eva Bà Tôn Đỗ Minh Tuấn
Nếp nhà Bà Lụa NSƯT Vũ Trường Khoa [13]
2011 Giọt nắng cuối hoàng hôn VTC [6]
2015 Bánh đúc có xương Bà nội Đặng Thái Huyền VTV
2017 Nơi ẩn nấp bình yên Bà Hạnh Nguyễn Đức Hiếu [14]
2021 11 tháng 5 ngày Bà nội Nhi Lê Đỗ Ngọc Linh, Nguyễn Đức Hiếu

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọc Lan gặp đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân tại Moskva khi bà tham gia dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1961, lúc này ông Lân là lưu học sinh tại trường VGIK.[15] Hai ông bà kết hôn cuối năm 1962 và có được 4 người con mang tên Ngô Phương Lan, Ngô Phương Ly, Ngô Lê, Ngô Lâm.[2] Con gái lớn của bà là Ngô Phương Lan – nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam[16] và cháu ngoại đầu của bà là đạo diễn Đinh Tuấn Vũ.[17][18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Tuổi xế chiều của 'bà nội khó tính' nhất màn ảnh NSND Ngọc Lan”. Báo VietNamNet. 31 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ a b Phương Hà (3 tháng 12 năm 2016). “NSƯT Ngọc Lan: Hồng nhan nhưng không đa đoan”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ Khánh Nguyễn (18 tháng 3 năm 2017). “NSND Ngọc Lan: Dốc hết tâm lực vào vai mẹ chồng trong 'Nơi ẩn nấp bình yên'. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ “Câu chuyện cuộc đời bằng thơ của NSND Ngọc Lan”. ANTV. 16 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (15 tháng 9 năm 2023). “Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Lan: Sống cùng ký ức”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ a b c d e f g h i Thảo Duyên (4 tháng 7 năm 2009). “NSƯT Ngọc Lan: Bí quyết là tình yêu”. Báo Công an Nhân dân điện tử (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Minh Hà (9 tháng 11 năm 2017). “NSND Ngọc Lan – NSND Zinaida Kirienko: Hai thế kỷ, một tình bạn xuyên biên giới”. Báo An ninh thế giới (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Quỳnh Phạm (22 tháng 7 năm 2021). “NSND Ngọc Lan làm bà nội trong '11 tháng 5 ngày', tái xuất sau 5 năm”. Sức khỏe & đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ cand.com.vn. “NSND Ngọc Lan - NSND Ngô Mạnh Lân: Mãi mãi một tình yêu”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ Ngọc Trinh (24 tháng 3 năm 2023). “NSND Phan Ngọc Lan và Nhạc sĩ Đỗ Phương cùng khắc họa hình ảnh Người mẹ qua ca khúc "Nhớ mẹ". Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ a b c d Trần Hoàng Thiên Kim (14 tháng 5 năm 2019). “Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Lan: Nghệ thuật và tình yêu song hành”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ Ngọc Lan (15 tháng 4 năm 2014). “Nhớ Trịnh Thịnh - nhớ một thời nhường cơm sẻ áo”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  13. ^ “Phim Nếp nhà - Nét đẹp của văn hóa và tình người”. sggp.org.vn. 30 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ cand.com.vn. “NSND Ngọc Lan: Làm bà mẹ ghê gớm không dễ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  15. ^ Thanh Xuân (14 tháng 6 năm 2020). “Matxcơva và chuyện tình đẹp như thơ của NSND Ngô Mạnh Lân và NSND Phan Ngọc Lan”. An Ninh Thủ Đô. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  16. ^ Hà Tùng Long (18 tháng 6 năm 2020). “Chuyện tình đẹp như "suối thơ" của NSND Ngọc Lan và NSND Ngô Mạnh Lân”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2023.
  17. ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ: Làm phim chiến tranh theo cách người trẻ”. Thể thao & Văn hóa Online. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ Hà Chi (15 tháng 9 năm 2021). “NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân qua đời”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.