Phạm Thanh Phong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Phạm Thanh Phong
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Thanh Phong
Ngày sinh
1959 (64–65 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Đào tạoĐại học Tổng hợp Hà Nội
Lĩnh vựcTruyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1990 – 2016
Thể loạiPhim truyền hình
Tác phẩmChuyện phố phường
Đất và người
Gió qua miền tối sáng
Giải thưởngGiải thưởng nhà nước (2022)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1996
Biên kịch xuất sắc

Phạm Thanh Phong là một đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò đạo diễn qua nhiều bộ phim truyền hình như "Chuyện phố phường", "Đất và người", "Gió qua miền tối sáng",... Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân năm 2012 và được trao tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Phạm Thanh Phong tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1982, ông tiếp tục theo học lớp đạo diễn tu nghiệp khóa đầu tiên và tốt nghiệp vào năm 1986. Sau khi hoàn thành việc học, ông làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam một thời gian ngắn thì chuyển về làm tại Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam.[1] Năm 1990, khi vẫn còn công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, ông đã viết kịch bản cho bộ phim "Người không mang họ" chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Xuân Đức.[2] Đây là một trong những bộ phim gây ấn tượng mạnh cho khán giả truyền hình Việt Nam thời bấy giờ.[3]

Năm 2008, ông tham gia đạo diễn "Những người độc thân vui vẻ", bộ phim sitcom đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam.[4] Năm 2011, ông cùng Nghệ sĩ ưu tú Đặng Tất Bình đã hợp tác đạo diễn bộ phim Huyền sử thiên đô nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.[5][6] Bộ phim xoay quanh sự kiện dời đô Đại Việt từ Hoa Lư về Đại La của Lý Thái Tổ.[7][8] Đây là bộ phim ký sự đầu tiên của Việt Nam về Lý Công Uẩn.[9]

Năm 2013, Phạm Thanh Phong tham gia đạo diễn bộ phim Người cộng sự cùng một đạo diễn người Nhật là Jun Moto. Đây là một bộ phim hợp tác Việt – Nhật làm về Phan Bội Châu.[10] Năm 2017, ông xuất bản tập truyện ngắn "Trái tim đơn độc". Trong tác phẩm này bao gồm nhiều truyện ngắn đã được viết thành kịch bản, chuyển thể thành phim và đạt được thành công nhất định như "Đêm trăng suông", "Cỏ ngọt", "Điện thoại đồ chơi", "Nê-rô hiền dịu", "Tặng phẩm tình yêu", "Những con sói non"...[1]

Năm 2015, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Cuối năm 2020, ông được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với 4 tác phẩm: Dương tính (1998), Tìm chồng (1999), Mùa hè rớt (2008), Người cộng sự (2013).[11][12] Năm 2022, ông được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật với 2 tác phẩm: Dương tínhMùa hè rớt.[13]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Biên
kịch
Ghi chú Tập Kênh Nguồn
Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật
1994 Dòng sông cười [14]
1995 Mẹ Nết 1 VTV1 [15]
1996 Điện thoại đồ chơi VTV3 [16]
1997 Khoảnh khắc cuối cuộc đời
1998 Dương tính Đồng biên kịch với Lê Tuấn Phong [17][18]
1998 Cửa hàng Lopa[a] [19]
1999 Tìm chồng
2007 Gia đình thợ mỏ 15 [20][21]
2008 Mùa hè rớt 1 [22]
Phát sóng dịp Tết Nguyên Đán.
1999 Lên giời Dựa trên truyện ngăn "Chí Phèo thành thị" của tác giả Nguyễn Xuyên Thái. 1 VTV3 [23]
2003 Tinh tướng Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật [24][25]
2004 Cái dằm [26][27]
2005 Nhà chật [28]
2006 Vệ sĩ [29]
2014 Lấy chồng trước tết VTV1 [30][31]
Khác
1994 Cỏ ngọt Chuyển thể từ chuyện ngắn "Quà cưới" của chính Phạm Thanh Phong 1 HanoiTV
1995 Giá như yêu được một người [32][33]
1998 Gió qua miền tối sáng Phim truyền hình đầu tiên của VTV được ghi hình đồng bộ 30 VTV1 [34]
Ghen Phỏng theo tác phẩm cùng tên của Khánh Hoài 1 VTV1 [35][36]
Khi người cha lâm nạn 2 HanoiTV
1999 Chuyên án trở lại trần gian Phát sóng trong chương trình Lần đầu tiên trên màn ảnh VTV3 3 VTV3
2001 Chiều tàn thu muộn Đồng đạo diễn với Vũ Trường Khoa 9 VTV1 [37]
Lời thề Hippocrat 10 HanoiTV
2002 Đất và người Dựa trên tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Tường 24 VTV1 [38]
Bà nội bà ngoại Phát sóng trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy 1 VTV3
2004 Chuyện phố phường Đồng đạo diễn với Nguyễn Danh Dũng 22 VTV1 [39][40]
2005 Nắng trong mắt bão 15 HanoiTV [41][42]
2008 Những người độc thân vui vẻ Bộ phim sitcom đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam 170 VTV3 [43][44]
2009 Cha dượng 30 HTV7 [45][46]
2010 Huyền sử thiên đô Sản xuất nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 42[b] HTV7 [47]
2011 VTV3 [48]
2013 Người cộng sự Phát sóng song song trên VTV1 và đài TBS của Nhật Bản 1 VTV1 [49]

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Vai trò Ghi chú Tập Kênh Nguồn
1990 Người không mang họ Biên kịch Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Xuân Đức [50]
1996 Gió chuyển mùa 1 HanoiTV
2001 Bến quê 1 HanoiTV
2009 Chuyện thám tử 6 VTV1
Linh huyết
2010 Nhật ký viết đến ngày 8-3 Phát sóng trong chương trình Rubic 8 2 VTV3
2012 Chân trời trắng Phát sóng trong chương trình Rubic 8 38 VTV3 [51]
2016 Những ngọn nến trong đêm phần 2 Biên tập 36 VTV3 [52]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1996 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Phim truyện video Điện thoại đồ chơi Bằng khen [16]
Biên kịch xuất sắc nhất[c] Đoạt giải
1997 Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam Phim video Dương tính Giải A
1999 Liên hoan phim truyền hình toàn quốc Phim truyền hình ngắn tập Tìm chồng Huy chương vàng
2005 Giải Cánh diều 2004 Phim truyền hình dài tập Chuyện phố phường Khuyến khích [53]
2008 Giải Cánh diều 2007 Phim truyền hình ngắn tập Mùa hè rớt Cánh diều vàng [54][55]
Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 27 Huy chương vàng [56]
2009 Cuộc thi Sáng tác kịch bản đề tài môi trường
(của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phim truyện Linh huyết Giải nhất [57][58]
2013 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 Phim truyện video Người cộng sự Bông sen vàng [59]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lopa là viết tắt của Love Paradise (thiên đường tình yêu)
  2. ^ 42 tập là tổng cho 2 phần phim, phần 1 là 20 tập, phần 2 là 22. Dự tính ban đầu là 3 phần gồm 72 tập, nhưng đã ngừng sản xuất vì thiếu hụt ngân sách.
  3. ^ Phạm Thanh Phong làm viết kịch bản dưới bút danh Phạm Gia Thanh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trần Mỹ Hiền (21 tháng 3 năm 2017). “NSND Phạm Thanh Phong: Điện ảnh, nỗi cô đơn và ký ức”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Việt Hà (22 tháng 10 năm 2008). “Đạo diễn Long Vân: Độc đáo chuyện rèn nghề”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (21 tháng 8 năm 2021). “Điện ảnh CAND: Những thước phim còn mãi với thời gian…”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Việt Hoài (15 tháng 1 năm 2008). “Phim sitcom đầu tiên của VTV”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Đường Trinh Tự (11 tháng 4 năm 2011). 'Huyền sử thiên đô' - không ngã vào nguy hiểm”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Thu Hằng (16 tháng 6 năm 2010). “Huyền sử thiên đô – từ chối chọn trường quay Trung Quốc”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ N.Nguyễn; T.Linh (17 tháng 12 năm 2010). "Ký sự Thiên Đô": Hành trình về với ngàn năm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ N.Nguyễn (27 tháng 8 năm 2010). “Phát sóng phim "Huyền sử thiên đô" vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Thu Nga (3 tháng 12 năm 2010). “Phim ký sự đầu tiên về Lý Công Uẩn lên sóng HTV7”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ Mi Lan (17 tháng 9 năm 2013). “Ra mắt phim về chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Như Ý (2 tháng 12 năm 2020). “2 đạo diễn được đề nghị xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh". Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ M.Sơn (4 tháng 12 năm 2020). “NSND Trần Văn Thủy được đề nghị xét Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Phùng Huy Cẩn (7 tháng 1 năm 2021). “Về việc đăng danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật do Hội đồng cấp cơ sở trình Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước lĩnh vực Điện ảnh” (PDF). Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 103.
  15. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 275.
  16. ^ a b Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 264.
  17. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 125.
  18. ^ “Đạo diễn Phạm Thanh Phong - Tất cả cho một sự đam mê”. Báo Hànộimới. 25 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ Châu Mỹ (12 tháng 4 năm 2016). “Dấu ấn của NSND Trịnh Thịnh trên màn ảnh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “Phim truyền hình 2007 sẽ bứt phá”. Báo điện tử Tổ Quốc. 7 tháng 2 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ Huyền Liên (13 tháng 5 năm 2008). “Đàm Hằng chưa "thoát" vai người đàn bà đau khổ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Thanh Hằng (23 tháng 2 năm 2008). “Phim truyền hình Việt Nam: Những tín hiệu vui sau gam màu xám...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ Hà Anh (16 tháng 3 năm 2011). “Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc: Giải thưởng nào mà chẳng bị ì xèo”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ Yến Anh (28 tháng 1 năm 2003). “Phim hài đón Tết”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  25. ^ Việt Hà (21 tháng 1 năm 2003). “Phim truyền hình Tết Quý Mùi nhiều bất ngờ và hài hước”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ Thanh Nga (21 tháng 1 năm 2004). “Phim truyền hình ngày Tết”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ Hiền Hòa (14 tháng 1 năm 2004). 'Thực đơn' phim chiếu Tết còn sơ sài”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ Thảo Duyên (7 tháng 1 năm 2005). “Thị trường phim Tết khởi động”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ Hàn Nguyệt (23 tháng 11 năm 2005). “Diễn viên Tự Long làm... vệ sĩ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  30. ^ Linh Anh (27 tháng 1 năm 2014). “Lấy chồng trước tết”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ Bích Diệp (26 tháng 1 năm 2014). “Phong phú phim truyền hình và chiếu rạp trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (9 tháng 12 năm 2010). “Đạo diễn NSƯT Phạm Thanh Phong: Tạng của tôi là vậy”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ “Đề tài an ninh như một kho báu, càng khai thác càng choáng ngợp”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 23 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ Tường Phạm (24 tháng 6 năm 2006). “Phim truyền hình Việt Nam: Những tín hiệu vui sau gam màu xám...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ Anh Trâm (25 tháng 1 năm 2014). 'Ghen' - phim Việt được nhiều thế hệ yêu mến”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ Phương Thảo (3 tháng 7 năm 2013). “Dàn diễn viên hài nổi tiếng trong 'Cái bóng bên chồng'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “Duy Hậu: 'Vinh quang nào của tôi cũng kèm cay đắng'. VnExpress. 18 tháng 4 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ Việt Hà (4 tháng 3 năm 2008). “Người dân quê gọi ông là "Ông Phần nông thôn". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ Tuyết Minh (25 tháng 2 năm 2005). “Đạo diễn Phạm Thanh Phong - Tất cả cho một sự đam mê”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  40. ^ Trâm Anh (14 tháng 5 năm 2005). “Cuộc săn lùng diễn viên trẻ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ Hồng Hải (30 tháng 3 năm 2005). “Phim "Nắng trong mắt bão": bắt buộc phải có cảnh hôn”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  42. ^ “Cảnh nóng trong 'Nắng trong mắt bão'. VnExpress. 30 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  43. ^ Yến Anh (12 tháng 2 năm 2008). “Những người độc thân vui vẻ thay thế Gặp nhau cuối tuần”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  44. ^ Khánh Thảo (18 tháng 3 năm 2008). “Phim sitcom Việt: Gần nhà, xa ngõ?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  45. ^ H.Đông (30 tháng 5 năm 2009). “Đạo diễn Phạm Thanh Phong vào Nam làm... Cha dượng”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  46. ^ Hoàng Lê (17 tháng 6 năm 2009). “HTV7 tăng giờ phát sóng phim truyện VN”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  47. ^ Như Hoa (10 tháng 9 năm 2010). “Đạo diễn Phạm Thanh Phong: Kịch bản Huyền sử Thiên đô rất tốt”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  48. ^ "Huyền sử thiên đô" lên sóng VTV”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  49. ^ Thanh Hằng (14 tháng 5 năm 2013). “Dự án phim về Phan Bội Châu: Những trang sử tuyệt vời và cảm động”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  50. ^ Thanh Hằng (11 tháng 3 năm 2010). “Điện ảnh CAND: Hành trình sáng tạo và nỗ lực không ngừng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  51. ^ Hoàng Thái (13 tháng 5 năm 2012). 'Chân trời trắng' bị sinh viên ngành Y phản ứng”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  52. ^ TG (18 tháng 2 năm 2016). “Những ngọn nến trong đêm phần hai chính thức ra mắt khán giả”. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  53. ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  54. ^ Minh Nhật (9 tháng 3 năm 2008). “Trao giải Cánh diều vàng 2007: Mất mùa vàng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  55. ^ Nhiêu Huy (10 tháng 3 năm 2008). “Phương Thanh giành giải Cánh diều vàng 2007”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  56. ^ Thanh Hằng (15 tháng 1 năm 2008). “Phim truyện truyền hình tại Liên hoan THTQ lần thứ 27: Vươn tới những bộ phim chuẩn mực”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  57. ^ Cát Khuê (15 tháng 1 năm 2009). “Sáng tác kịch bản đề tài môi trường”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  58. ^ Tuyết Loan (14 tháng 1 năm 2009). “Được và chưa được”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  59. ^ Ngọc Diệp (17 tháng 10 năm 2013). “Những 'cú đúp' bất ngờ ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]