Ngựa Jeju

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngựa Jeju
Gốc gácHàn Quốc
Equus ferus caballus

Ngựa Jeju (tiếng Hàn: 제주마, Jejuma: Tế Châu mã) là một giống ngựa có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Đây là giống vật nuôi bản địa của tỉnh ở phía Nam Hàn Quốc đặc biệt là đảo Jeju của Hàn Quốc. Hiện nay chúng được xem là giống vật nuôi có nguy cơ mai một và đang được Chính phủ Hàn Quốc bảo tồn.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Những con ngựa Jeju có tầm vóc khá nhỏ với chiều cao chỉ khoảng 112 cm cho thấy chúng chịu ảnh hưởng di truyền từ giống ngựa Ả Rập thuần chủng và giống ngựa Mông Cổ[1]. Giống ngựa này có cái đầu khá đẹp với đôi mắt to, đôi tai nhỏ, một đường mũi thẳng, chúng có cổ ngắn và có cơ bắp tốt, vai thẳng, phần lưng thẳng, ngắn dốc nhẹ, phần gốc đuôi cao, các chi nổi gân guốc rõ rệt[1][2]. Đây là một giống ngựa đa dạng về màu lông đến nỗi chúng có tên gọi theo từng dòng được xác định tùy thuộc vào màu lông của chúng. Nhìn chung màu sắc chủ đạo của chúng là xám, nâu, lông cáo, và đen là những màu lông trội[1].

Ngựa Jeju trưởng thành tốt trong điều kiện khắc nghiệt do sức khỏe và thể lực của chúng, với sức chịu đựng khi nhiệt độ thấp, chúng đã được tự thích nghi với nghịch cảnh mà không cần chăn dắt hoặc phải chịu nhốt trong chuồng ngựa. Những con ngựa Jeju từng được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Sau giai đoạn công nghiệp hoá của Hàn Quốc vào những năm 1960, những con ngựa Jeju trở nên không thực dụng trong nông nghiệp với sự phân bố máy móc nông nghiệp mới qua quá trình cơ giới hóa cùng những phát triển trong phương tiện vận chuyển. Đáp lại, Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định con ngựa Jeju như một phương pháp để bảo tồn và quản lý khoảng 150 con ngựa Jeju còn lại là tài sản văn hóa do nhà nước chỉ định.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Breeds of Livestock - Cheju Horse — Breeds of Livestock, Department of Animal Science”.
  2. ^  Wooseok Lee, Seyoung Mun, Song-Yi Choi, Dong-Yep Oh, Yong-Soo Park, and Kyudong Han, Mariasilvia D’Andrea: Comparative Analysis for Genetic Characterization in Korean Native Jeju Horse. 8. Juni 2021, Toàn văn tại PMC: 8300358.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kang, Min-soo (1999). “Jeju’s Jorang Horse”. Jeju National University Press.
  • “A Symposium on Preservation and Utilization of Jeju Horse” (1999). Animal Research Science Center of Jeju National University and Korean Horse Research Society.
  • Jeong, Yeon-sik (2001). “The Story of Daily Life in the Joseon Dynasty”. Cheongyeonsa Publications.
  • Jang, Deok-ji (2003). “Jejudo’s Jeju Horse”. Jeju Province.
  • Nam, Do-yeong (2003). “The History of Ranching on Jejudo Island”. Korea Racing Authority Equine Museum.
  • “The History of Jeju Horse and Measures for Its Production and Utilization”. (2004). Material presented during the Academic Seminar to Celebrate the 2nd Jeju Horse Festival. Jeju Horse Research Society.
  • “A Handbook of Jeju’s Conventional Livestock” (2005). Stockbreeding Promotion Institute of Jeju Province.
  • “Jeju’s Horse-raising Culture” (2013). Subtropical Animal Experiment Station of National Institute of Animal Science under Rural Development Administration
  • “Jeju’s Horse – Special Joint Exhibition” (2014). Jeju Folklore & Natural Museum of Jeju Special Self-Governing Province.