Radi carbonat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Radi carbonat
Danh pháp IUPACRadium carbonate
Nhận dạng
Số CAS7116-98-5
PubChem341160358
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ra+2].[O-]C([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1S/CH2O3.Ra/c2-1(3)4;/h(H2,2,3,4);/q;+2/p-2
Thuộc tính
Công thức phân tửRaCO3[1]
Khối lượng mol286,0342 g/mol[2]
Bề ngoàibột màu trắng[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Radi carbonat là một hợp chất vô cơ, một muối carbonat của radi, có công thức hóa học RaCO3. Muối này là một chất rắn dạng bột màu trắng, độc hại, có tính phóng xạ, vô định hình[3], được sử dụng trong y học[1]. Điều đáng chú ý là nó dễ hòa tan trong nước hơn bari carbonat một chút, không giống như các hợp chất radi khác. Dù vậy nhưng độ hòa tan trong nước của nó vẫn rất thấp nên nó được coi là chất không tan. Mặc dù nó không hòa tan trong nước, nó có thể hòa tan trong acid loãng và amoni carbonat đậm đặc[4].

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Radi carbonat có thể được sản xuất bằng cách sử dụng các ion Ra2+carbonat[5]:

Ra2+ + CO32- → RaCO3

Vì độ tan của muối này rất thấp nên sẽ tạo thành kết tủa trắng.

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Radi carbonat có thể được sử dụng để sản xuất radi nitrat và các muối radi khác:

RaCO3 + 2HNO3 → Ra(NO3)2 + H2O + CO2

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Radium carbonate | Article about radium carbonate by The Free Dictionary”. The Free Dictionary By Farlex. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “RADIUM CARBONATE - (7116-98-5) - Physical Properties • Chemical Properties • Solubility • Uses/Function • Reactions • Thermochemistry”. Chemistry-Reference.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ “Radium carbonate CAS#: 7116-98-5”. Chemical Book. 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ “The Radiochemistry of Radium”. Office of Scientific and Technical Information. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ Richard C. Ropp. Encyclopedia of the Alkaline Earth Compounds. Elsevier, 2013. pp 370–371. Radium Carbonate