Soyuz 36

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Soyuz 36
Союз 36
ID COPSAR: 1980-041A
Số SATCAT: 11811
Thời gian chuyến bay: 65 ngày, 20 giờ, 54 phút, 23 giây
Thuộc tính tàu vũ trụ
Loại tàu: Soyuz 7K-T
Nhà sản xuất: NPO Energia
Khối lượng (khi phóng): 6800 kg
Phi hành đoàn
Số người: 2
Phóng lên: Valery N. Kubasov
Bertalan Farkas
Trở về: Viktor V. Gorbatko
Phạm Tuân
Tên gọi: Orion (Орион)
Bắt đầu
Ngày phóng: 26 tháng 5 năm 1980
18:20:39 UTC
Tên lửa: Soyuz-U
Nơi phóng: Bệ phóng 1/5
Sân bay vũ trụ Baikonur
Kết nối với Salyut 6
Cổng kết nối: Cổng sau
Ngày kết nối: 27 tháng 5 năm 1980
19:56 UTC
Ngày rời trạm: 31 tháng 7 năm 1980
11:55 UTC
Thời gian kết nối: 64d 15h 59m[1]
Kết thúc
Ngày hạ cánh: 31 tháng 7 năm 1980
15:15:03 UTC
Nơi hạ cánh: 140 km phía đông nam Dzhezkazgan
Thông số quỹ đạo
Loại quỹ đạo: Qũy đạo Trái Đất thấp
Cận điểm: 197.5 km
Viễn điểm: 281.9 km
Độ nghiêng quỹ đạo: 51.61 độ
Chương trình Soyuz
Chuyến bay trước: Soyuz 35
Chuyến bay sau: Soyuz T-2

Soyuz 36 (tiếng Nga: Союз 36, Liên hợp 36) là một chuyến bay không gian của Liên Xô có người lái đến trạm vũ trụ Salyut 6 vào năm 1980. Đó là phi vụ thứ 11 đến và phi vụ thứ 9 kết nối thành công với trạm. Phi hành đoàn Soyuz 36 là những người đầu tiên đến thăm phi hành đoàn Soyuz 35 (Salyut 6 EO/ЭО-4) ở dài ngày.[2]

Soyuz 36 mang theo phi hành gia Valery KubasovBertalan Farkas - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Hungary. Họ trao đổi tàu Soyuz với phi hành đoàn ở dài ngày và trở về Trái Đất trong tàu Soyuz 35; một phi hành đoàn sau đó (từ tàu Soyuz 37) đã sử dụng tàu của họ để trở về Trái Đất.

Phi hành đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí Phi hành gia phóng lên Phi hành gia trở về
Chỉ huy Liên Xô Valery N. Kubasov, Liên Xô
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-5
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3 và cuối cùng
Liên Xô Viktor V. Gorbatko, Liên Xô
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-7
  • Chuyến bay vũ trụ thứ 3 và cuối cùng
Kỹ sư chuyến bay Hungary Bertalan Farkas, Hungary
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-5
  • Phi hành gia trong chương trình Interkosmos
  • Chuyến bay vũ trụ duy nhất
Việt Nam Phạm Tuân, Việt Nam
  • Thành viên phi hành đoàn Salyut 6 EP/ЭП-7
  • Phi hành gia nghiên cứu trong chương trình Interkosmos
  • Chuyến bay vũ trụ duy nhất

Chú thích:

  • EP (tiếng Nga: ЭП, Экспедиция Посещения, Ekspeditsiya Posescheniya) nghĩa là phi hành đoàn ở ngắn ngày tại trạm vũ trụ.

Phi hành đoàn dự phòng[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí Phi hành gia
Chỉ huy Liên Xô Vladimir A. Dzhanibekov, Liên Xô
Kỹ sư chuyến bay Hungary Béla Magyari, Hungary

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]