Interkosmos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huy hiệu Interkosmos
Huy hiệu Interkosmos

Interkosmos (tiếng Nga: Интеркосмос) là một chương trình không gian của Liên Xô, với mục đích giúp các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Liên Xô tham gia vào các chương trình không gian có người lái cũng như không người lái.

  Nước tổ chức chuyến bay
  nước tham gia

Chương trình gồm có các quốc gia Đông Âu thuộc Khối Warszawa / CoMEcon, và các quốc gia xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản khác như Afghanistan, Cuba, Mông CổViệt Nam. Ngoài ra những nước thuộc Phong trào không liên kết như Ấn ĐộSyria cũng được tham gia, thậm chí những quốc gia từng có thời nằm trong khối NATOPháp cũng đóng góp vào Interkosmos, thể hiện mối quan hệ chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.[1][2]

Sau Dự án thử nghiệm Apollo–Soyuz, đã có những cuộc thảo luận giữa NASA và Interkosmos vào những năm 1970 về chương trình phối hợp "Shuttle-Salyut" để gửi tàu con thoi đến trạm không gian Salyut, và những cuộc thảo luận trong thập niên 1980 còn đề cập đến việc phóng tàu vũ trụ Liên Xô thuộc chương trình Buran lên trạm không gian Mỹ trong tương lai.[3] Tuy chương trình Shuttle-Salyut chưa bao giờ trở thành hiện thực khi chương trình Interkosmos còn tồn tại, sau sự tan rã của Liên Xô, Chương trình Shuttle–Mir đã tiếp nối các bước đi này và mở lối cho sự hình thành Trạm vũ trụ quốc tế.

Chương trình bắt đầu từ tháng 4 năm 1967 với các chuyến phóng vệ tinh nghiên cứu không người lái, và từ tháng 2 năm 1978 bắt đầu các chuyến bay có người lái.[2] Những chuyến bay thuộc Interkosmos đã đưa 14 phi hành gia không phải người Liên Xô lên không gian trong những tàu Soyuz từ năm 1978 đến 1988. Chương trình này cũng giúp đưa công dân đầu tiên của một nước không phải Mỹ và Liên Xô lên không gian là Vladimír Remek của Tiệp Khắc.[1] Interkosmos cũng đã đưa người da đen và cũng là sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên, Arnaldo Tamayo Méndez của Cuba, người châu Á đầu tiên, Phạm Tuân của Việt Nam lên vũ trụ. Trong các nước tham gia, chỉ có Bulgaria là quốc gia duy nhất gửi hai phi hành gia lên vũ trụ.

Chuyến bay có người lái[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Phi hành gia chính Phi hành gia Dự bị Quốc gia Chuyến bay Trạm vũ trụ
3 tháng 2 năm 1978
Vladimír Remek[4]
Oldřich Pelčák

Tiệp Khắc

Soyuz 28
Salyut 6
27 tháng 6 năm 1978
Mirosław Hermaszewski
Zenon Jankowski

Ba Lan

Soyuz 30
Salyut 6
26 tháng 8 năm 1978
Sigmund Jähn
Eberhard Köllner

Đông Đức

Soyuz 31
Salyut 6
10 tháng 4 năm 1979
Georgi Ivanov
Aleksandr Aleksandrov

Bulgaria

Soyuz 33
Salyut 6
(Kết nối thất bại)
ngày 26 tháng 5 năm 1980
Bertalan Farkas
Béla Magyari

Hungary

Soyuz 36
Salyut 6
23 tháng 7 năm 1980
Phạm Tuân
Bùi Thanh Liêm

Việt Nam

Soyuz 37
Salyut 6
18 tháng 9 năm 1980
Arnaldo Tamayo Méndez
Jose Lopez Falcon

Cuba

Soyuz 38
Salyut 6
23 tháng 3 năm 1981
Jügderdemidiin Gürragchaa
Maidarzhavyn Ganzorig

Mông Cổ

Soyuz 39
Salyut 6
14 tháng 5 năm 1981
Dumitru Prunariu
Dumitru Dediu

Romania

Soyuz 40
Salyut 6
24 tháng 6 năm 1982
Jean-Loup Chrétien
Patrick Baudry

Pháp

Soyuz T-6
Salyut 7
2 tháng 4 năm 1984
Rakesh Sharma
Ravish Malhotra

Ấn Độ

Soyuz T-11
Salyut 7
22 tháng 7 năm 1987
Muhammed Ahmed Faris

Syria

Soyuz TM-3
Mir
6 tháng 7 năm 1988
Aleksandr Aleksandrov

Bulgaria

Soyuz TM-5
Mir
29 tháng 8 năm 1988
Tập tin:Abdul Ahad Momand.jpg
Abdul Ahad Mohmand[5]
Mohammad Dauran Ghulam Masum

Afghanistan

Soyuz TM-6
Mir
26 tháng 11 năm 1988
Jean-Loup Chrétien
Michel Tognini

Pháp

Soyuz TM-7
Mir


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Sheehan, Michael (2007). The international politics of space. London: Routledge. tr. 59–61. ISBN 0-415-39917-3.
  2. ^ a b Burgess, Colin; Hall, Rex (2008). The first Soviet cosmonaut team: their lives, legacy, and historical impact. Berlin: Springer. tr. 331. ISBN 0-387-84823-1.
  3. ^ Portree, David S. F. “Mir Hardware Heritage”. NASA/Wikisource. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ Roberts, Andrew Lawrence (2005). From Good King Wenceslas to the Good Soldier Švejk: a dictionary of Czech popular culture. Budapest: Central European University Press. tr. 141. ISBN 963-7326-26-X.
  5. ^ Bunch, Bryan; Hellemans, Alexander (2004). The history of science and technology: a browser's guide to the great discoveries, inventions, and the people who made them, from the dawn of time to today. New York: Houghton Mifflin Harcourt. tr. 679. ISBN 0-618-22123-9.

Bản mẫu:Interkosmos