Tỷ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mối quan hệ tỷ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể trong các loài

Tỷ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể là tỷ lệ khối lượng não so với khối lượng cơ thể, được đặt giả thuyết là một con số ước tính sơ bộ về trí thông minh của động vật, mặc dù khá không chính xác trong nhiều trường hợp. Một phép đo phức tạp hơn mang tên chỉ số hình thành não bộ thì tính đến cả các hiệu ứng sinh trưởng không đều của các kích thước cơ thể khác nhau trên những đơn vị phân loại khác nhau.[1][2] Tuy nhiên, tỷ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể đơn thuần thì đơn giản hơn và vẫn là một công cụ hữu ích để so sánh sự hình thành não bộ trong các loài hoặc giữa các loài có liên quan khá chặt chẽ với nhau.

Mối quan hệ kích thước não-cơ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cá Acanthonus armatus có tỷ lệ khối lượng não-cơ thể nhỏ nhất được biết đến trong tất cả các loài động vật có xương sống[3]

Kích thước não thường tăng theo kích thước cơ thể ở động vật (tức là động vật lớn thường có bộ não lớn hơn so với động vật nhỏ hơn);[4] tuy nhiên, mối quan hệ này không tuyến tính. Các động vật có vú nhỏ như chuột có thể có tỷ lệ não/cơ thể tương tự con người, trong khi voi có tỷ lệ não/cơ thể tương đối thấp hơn.[5]

Ở động vật, người ta cho rằng não càng lớn thì trọng lượng não sẽ càng có sẵn cho các nhiệm vụ nhận thức phức tạp hơn. Tuy nhiên, động vật lớn cần nhiều tế bào thần kinh hơn để đại diện cho cơ thể của chính chúng và kiểm soát các cơ bắp cụ thể;[cần dẫn nguồn] do đó, chính kích thước não tương đối thay vì tuyệt đối đã tạo nên một bảng xếp hạng các loài động vật, mà bảng xếp hạng này thì trùng khớp chính xác hơn với sự phức tạp quan sát được của hành vi động vật. Mối quan hệ giữa tỷ lệ khối lượng não-cơ thể và độ phức tạp của hành vi là không hoàn hảo vì các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến trí thông minh, như sự tiến hóa của vỏ não gần đây hay mức độ gấp khiến làm tăng diện tích bề mặt của não,[6] thứ có mối tương quan tích cực với trí thông minh ở con người. Tất nhiên, ngoại lệ được ghi nhận là hiện tượng sưng não, trong trường hợp này tuy diện tích bề mặt não lớn hơn nhưng trí thông minh của người bị sưng não lại không thay đổi.[7]

So sánh giữa các nhóm[sửa | sửa mã nguồn]

Loài Tỷ lệ khối lượng

não:cơ thể (E:S)[4]

kiến nhỏ 1:7[8]
chim nhỏ 1:12
chuột 1:40
Con người 1:40
con mèo 1:100
chó 1:125
ếch 1:172
sư tử 1:550
voi 1:560
ngựa 1:600
cá mập 1:2496
hà mã 1:2789

Cá heo có tỷ lệ trọng lượng não trên cơ thể cao nhất trong tất cả các loài thuộc Bộ Cá voi.[9] Thằn lằn, tegus, anoles và một số rùa có tỷ lệ lớn nhất trong số các loài bò sát. Trong số các loài chim, tỷ lệ não trên cơ thể cao nhất được tìm thấy trong các loài vẹt, quạ, ác là và giẻ cùi. Các nghiên cứu vẫn còn hạn chế đối với các loài lưỡng cư. Bạch tuộc[10] hoặc nhện nhảy[11] có tỷ lệ cao nhất trong số động vật không xương sống, mặc dù một số loài kiến có 14%-15% trọng lượng cơ thể là não, giá trị cao nhất được biết đến trong số bất kỳ loài động vật nào. Cá mập là một trong những loài cá có tỷ lệ cao nhất bên cạnh cá đuối (mặc dù cá mũi voi điện có tỷ lệ cao hơn gần 80 lần - khoảng 1/32, cao hơn một chút so với con người).[12] Các loài thuộc Bộ Nhiều răng có tỷ lệ khối lượng não trên khối lượng cơ thể cao hơn bất kỳ động vật có vú nào khác, bao gồm cả con người.[13] Não bộ của chuột chù chiếm khoảng 10% khối lượng cơ thể của chúng.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Development of Intelligence”. Ircamera.as.arizona.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ Cairό, O (2011). “External measures of cognition”. Front Hum Neurosci. 5: 108. doi:10.3389/fnhum.2011.00108. PMC 3207484. PMID 22065955.
  3. ^ Fine, M. L.; Horn, M. H.; Cox, B. (ngày 23 tháng 3 năm 1987). “Acanthonus armatus, a Deep-Sea Teleost Fish with a Minute Brain and Large Ears”. Proceedings of the Royal Society of London B: Biological Sciences (bằng tiếng Anh). 230 (1259): 257–265. Bibcode:1987RSPSB.230..257F. doi:10.1098/rspb.1987.0018. ISSN 0962-8452. PMID 2884671.
  4. ^ a b “Brain and Body Size... and Intelligence”. SerendipStudio.org. 7 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ Hart, B. L.; Hart, L. A.; McCoy, M.; Sarath, C. R. (tháng 11 năm 2001). “Cognitive behaviour in Asian elephants: use and modification of branches for fly switching”. Animal Behaviour. 62 (5): 839–847. doi:10.1006/anbe.2001.1815.
  6. ^ “Cortical Folding and Intelligence”. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2008.
  7. ^ Haier, R.J.; Jung, R.E.; Yeo, R.C.; Head, K.; Alkired, M.T. (2004). “Structural brain variation and general intelligence”. NeuroImage. 23 (1): 425–433. doi:10.1016/j.neuroimage.2004.04.025. PMID 15325390.
  8. ^ Seid, M. A.; Castillo, A.; Wcislo, W. T. (2011). “The Allometry of Brain Miniaturization in Ants”. Brain, Behavior and Evolution. 77 (1): 5–13. doi:10.1159/000322530. PMID 21252471.
  9. ^ Marino, L.; Sol, D.; Toren, K. & Lefebvre, L. (2006). “Does diving limit brain size in cetaceans?” (PDF). Marine Mammal Science. 22 (2): 413–425. doi:10.1111/j.1748-7692.2006.00042.x.
  10. ^ Gould (1977) Ever since Darwin, c7s1
  11. ^ “Jumping Spider Vision”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2009.
  12. ^ Nilsson, Göran E. (1996). “Brain And Body Oxygen Requirements Of Gnathonemus Petersii, A Fish With An Exceptionally Large Brain” (PDF). The Journal of Experimental Biology. 199 (3): 603–607. PMID 9318319.
  13. ^ http://genome.wustl.edu/genomes/view/tupaia_belangeri is an article on Tupaia belangeri from The Genome Institute published by Washington University, archived at https://web.archive.org/web/20100601201841/https://www.genome.wustl.edu/genomes/view/tupaia_belangeri

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]