Thành viên:Hoàng Yến 532/Nháp bài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa vị chủng trong ngành khoa học xã hội và ngành nhân học – cũng như trong diễn ngôn tiếng Anh thông thường – ý chỉ việc đem văn hóa hoặc tính cách dân tộc của chính một người làm hệ quy chiếu đánh giá thói quen, hành vi, tín ngưỡng, con người, và nền văn hóa khác, thay vì sử dụng các tiêu chuẩn văn hóa cụ thể liên quan. Vì các đánh giá thường là tiêu cực, một số người cũng sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ niềm tin rằng nền văn hóa của một người là ưu việt hơn, đúng đắn hơn, hay bình thường hơn so với tất cả các nền văn hóa khác – đặc biệt là về những sự khác biệt xác định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, chẳng hạn như sự khác biệt về ngôn ngữ, hành vi, phong tục, và tôn giáo. Trong lối sử dụng thông thường, nó có thể đơn giản là cụm từ gọi chung cho bất kỳ dạng phán xét thiên vị văn hóa nào. Ví dụ, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa vị chủng trong các mô tả phổ biến về nhóm quốc gia có thu nhập thấp và nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Chủ nghĩa vị chủng đôi khi liên quan đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tâm lý khuôn mẫu, hành vi phân biệt đối xử, hoặc sự bài ngoại. Tuy nhiên, thuật ngữ "chủ nghĩa vị chủng" không nhất thiết liên quan tới một quan điểm tiêu cực về chủng tộc khác biệt hay mang ý nghĩa tiêu cực. Trái ngược với chủ nghĩa vị chủng là thuyết tương đối văn hóa, tức là hiểu một nền văn hóa khác biệt theo cách riêng của nó mà không có những đánh giá chủ quan.

Thuật ngữ "chủ nghĩa vị chủng" lần đầu tiên được sử dụng ở ngành khoa học xã hội bởi nhà xã hội học người Mỹ William G. Sumner. Trong cuốn sách Folkways năm 1906 của mình, Sumner mô tả chủ nghĩa vị chủng là "tên gọi chuyên môn cho quan điểm về những thứ mà trong đó, nhóm của chính một người là trung tâm của mọi thứ, tất cả các nhóm khác đều được chia thang điểm và chấm điểm dựa trên trung tâm đó." Ông còn định rõ thêm rằng chủ nghĩa vị chủng thường dẫn tới tính tự cao, sự phù phiếm, niềm tin vào sự ưu việt mà nhóm của chính một người đang có và sự coi thường dành cho người thuộc nhóm khác.

Theo thời gian, chủ nghĩa vị chủng phát triển cùng sự tiến bộ về hiểu biết xã hội của những người như nhà lý thuyết xã hội Theodor W. Adorno. Trong cuốn The Authoritarian Personality, Adorno cùng các đồng nghiệp thuộc Trường phái Frankfurt đã thiết lập một định nghĩa rộng hơn cho thuật ngữ này như là kết quả của "sự khác biệt nhóm trong-nhóm ngoài", phát biểu rằng chủ nghĩa vị chủng "kết hợp thái độ tích cực dành cho nhóm dân tộc/văn hóa của chính một người (nhóm trong) với thái độ tiêu cực dành cho nhóm dân tộc/văn hóa khác (nhóm ngoài)." Cả hai thái độ kề nhau kể trên là kết quả của một quá trình được gọi là nhận dạng xã hộiphản nhận dạng xã hội.

Nguồn gốc và sự phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ chủ nghĩa vị chủng trong tiếng Anh là ethnocentrism có nguồn gốc từ hai từ Hy Lạp: "ethnos," nghĩa là quốc gia, và "kentron," nghĩa là trung tâm. Các học giả tin rằng thuật ngữ này do nhà xã hội học người Ba Lan Ludwig Gumplowicz đặt ra vào thế kỷ 19, lại có thuyết cho rằng ông chỉ là người phổ biến chứ không phải người phát minh. Gumplowicz coi chủ nghĩa vị chủng là một hiện tượng tương tự như sự ảo tưởng về chủ nghĩa địa tâm và chủ nghĩa duy con người, định nghĩa chủ nghĩa vị chủng là "những lý do mà một nhóm người tin rằng họ luôn chiếm điểm cao nhất, không chỉ giữa các dân tộc và quốc gia cùng thời, mà còn liên quan đến tất cả các dân tộc trong quá khứ lịch sử."

Sau đó, vào thể kỷ 20, nhà khoa học xã hội người Mỹ William G. Sumner đã đề xuất hai định nghĩa khác nhau trong cuốn Folkways năm 1906 của mình. Sumner phát biểu rằng "chủ nghĩa vị chủng là tên gọi chuyên môn cho quan điểm về những thứ mà trong đó, nhóm của chính một người là trung tâm của mọi thứ, tất cả các nhóm khác đều được chia thang điểm và chấm điểm dựa trên trung tâm đó." Trong War and Other Essays (1911), ông viết "tình cảm gắn kết, tình đồng chí nội bộ, sự tận tụy với nhóm trong, mang theo ý thức về sự ưu việt so với bất kỳ nhóm ngoài nào khác và tinh thần sẵn sàng bảo vệ lợi ích nhóm trong chống lại nhóm ngoài, về mặt chuyên môn được gọi là chủ nghĩa vị chủng." The Boris Bizumuc, có một sự nhầm lẫn phổ biến về việc William G. Sumner là người khởi xướng thuật ngữ chủ nghĩa vị chủng, nói rằng trên thực tế, Sumner chỉ là người đưa chủ nghĩa vị chủng vào dòng chính thống của nhân học, khoa học xã hội và tâm lý học thông qua các ẩn phẩm tiếng Anh của mình.

Một số lý thuyết đã được củng cố thông qua những hiểu viết xã hội và tâm lý về chủ nghĩa vị chủng, bao gồm các tác phẩm như Authoritarian Personality Theory (1950) của Theodor W. Adorno, Realistic Group Conflict Theory (1972) của Donald T. Campbell và Social identity theory (1986) của Henri Tajifei. Những lý thuyết này giúp phân biệt chủ nghĩa vị chủng như một phương tiện để hiểu rõ hơn về các hành vi có nguyên nhân đến từ sự khác biệt nhóm trong và nhóm ngoài trong lịch sử và xã hội.