Bước tới nội dung

Thành viên:Musicque/Ekaterina Feoktistovna Shavrina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Musicque/Ekaterina Feoktistovna Shavrina

Ekaterina Feoktistovna Shavrina là một nữ ca sĩ nhạc dân ca người Liên XôNga. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Liên bang Nga vào năm 1995.[1] Bà là ca sĩ Xô Viết duy nhất từng hai lần độc tấu tại hội trường của Liên Hiệp Quốc vào các năm 1981 và 1983.[2][3][4] .

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ngày 15 tháng 12 năm 1942 tại làng Pyshma, tỉnh Sverdlovsk, Nga. Cha là Shavrin Feoktist Evstigneevich, làm nghề tài xế. Mẹ là Mostovshchikova Feodosia Evgenievna, làm nội trợ. Bà có một anh trai và năm chị gái. Shavrina lớn lên ở Perm. Khi còn nhỏ, bà đã trải qua một cuộc phẫu thuật vì không thể nói được cho đến khi gần 4 tuổi. Bà cũng sớm mồ côi cha lẫn mẹ.[2][3]

Lớn lên bà làm nghề quét dọn trong Nhà văn hóa Sverdlov và làm giám sát trong xưởng Dinamika thuộc Nhà máy điện thoại Perm. Năm 14 tuổi, bà xuất hiện lần đầu trên sân khấu toàn liên bang dành cho nghệ sĩ nghiệp dư ở Moskva. Bà là nghệ sĩ độc tấu trong dàn hợp xướng dân gian Nga Osinsky của vùng Perm. Năm 16 tuổi, bà gia nhập Dàn hợp xướng Dân gian Volga ở Kuibyshev. Sau đó, bà vào học trường y nhưng không qua được năm đầu tiên vì không thi đậu môn tiếng Latinh. Cô tốt nghiệp từ Khóa đào tạo Sáng tạo Toàn Nga về Tạp kỹ ở Moskva ở trường M.M. Ippolitov-Ivanov[4] và Trường Lunacharsky - GITIS.[2][3] .

Shavrina nổi lên nhờ biểu diễn các ca khúc "Naryan-Mar" (''Нарьян-Мар''), "Hoa chuông" (''Колокольчики'') và "Cây bạch dương" (''Тополя'') của nhạc sĩ Grigory Ponomarenko.[4] Năm 1964, bà trở thành nghệ sĩ độc tấu của Mosconcert.[3] Năm 1967, bà thủ vai chính trong bộ phim "Hai giờ trước đó" (''На два часа раньше''). Năm 1969, bà góp mặt trong bộ phim ''Moksva bằng âm nhạc'', biểu diễn bài hát "Dù sao cũng vậy rồi" (''Что было, то было'').

Năm 1972, bà diễn bài "Tôi ngắm hồ nước xanh" cho bộ phim truyền hình ''Ảo ảnh ban trưa''.

Năm 1981, cô tốt nghiệp trường Lunacharsky - GITIS, chuyên ngành đạo diễn, do Joakim Sharoev giảng dạy.

Nhiều bộ phim truyền hình đã làm về Shavrina như "Bài ca nước Nga" (''Песни России'', 1978), "Khoảnh khắc..." (''Мгновения'', 1986), "Số phận an bài" (''Судьба-судьбинушка'', 1994).

Vào tháng 3 năm 2014, bà gặp tai nạn xa hơi tại Km 36 của xa lộ liên bang A-101 Moskva - Roslavl. Chiếc Honda CR-V của bà bị mất lái và lao vào làn đường ngược chiều và tông trực diện với một chiếu Audi A4. Chị gái của bà là Tatyana Mudretsova (62 tuổi) tử vong tại chỗ. Shavrina cùng một hành khách trên xe Honda và một hành khách trên xe Audi bị thương nặng. Nữ ca sĩ được chẩn đoán chấn thương vùng đầu kín và gãy xương mặt. Giới chức đã khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 3 Điều 264 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga về tội "Vi phạm các quy tắc về đường bộ và điều khiển phương tiện giao thông, dẫn đến chết người do vô ý".[5][6] Vào tháng 1 năm 2015, các bên đạt được thỏa thuận hòa giải và vụ án được khép lại.[7]

  • 1985 — «Я песню русскую пою»
  • 1994 — «Понарошку»
  • 1996 — «Утопи меня в любви»
  • 1996 — «Ах, зачем эта ночь…»
  • 2001 — «Ой, мороз, мороз»
  • 2001 — «Имена на все времена»
  • 2002 — «Трава-мурава»
  • 2003 — «Русские народные песни»
  • 2003 — «Я никогда так не любила»
  • 2004 — «Любовное настроение»
  • 2006 — «Тополя»
  • 2007 — «Гляжу в озёра синие»
  • 2008 — «Ромашковая Русь»
  • 2009 — «Моя любовь не тает»
  • 2010 — «Песни о России»
  • 2011 — «Над рекою туман»
  • 2013 — «Налей бокал!»
  • 2013 — «Верила, верю!»
  • 2015 — «Разлюли-малина»
  • 2017 — «Избранное»

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1983, bà kết hôn với nhạc sĩ Grigory Lazdin (mất năm 2005). Họ có hai con gái sinh đôi là Zhanna và Ella.[2]

Sở thích và sở thích[sửa | sửa mã nguồn]

Bà yêu thích trượt tuyết, trượt băng, nhào lộn, không uống rượu, không hút thuốc. Bà thích nghe nhạc cổ điển, đọc sách viết về lịch sử, sân khấuđiện ảnh. Loại hình nghệ thuật yêu thích của bà là múa ba lê. Bà cũng yêu thích động vật.[2]

Danh hiệu và giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nghệ sĩ Ưu tú CHXHCNXV LB Nga (1983)
  • Nghệ sĩ Nhân dân Liên bang Nga (1995) [8]
  • Giải thưởng Komsomol Lenin
  • Giải thưởng Komsomol Moskva
  • Huân chương “Lao động quên mình vì Tổ quốc”.
  • Huân chương "Phụng sự nghệ thuật".
  • Huy chương vàng "Người bảo trợ nghệ thuật của thế kỷ".
  • Công dân danh dự của 11 thành phố.

Ghi chú (sửa)[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Указ Президента РФ от 27.01.1995 № 78|Указ Президента Российской Федерации от 27 января 1995 г. № 78 «О присвоении почётных званий Российской Федерации творческим работникам»
  2. ^ a b c d e “Биография”.
  3. ^ a b c d “Биография Екатерины Шавриной”.
  4. ^ a b c “Певица Екатерина Шаврина: «У каждого мужика есть своя Клавка!»”.
  5. ^ “В ДТП с Екатериной Шавриной погибла её сестра”.
  6. ^ “Народная артистка России Екатерина Шаврина попала в ДТП”.
  7. ^ “Закрыто дело о ДТП с участием певицы Екатерины Шавриной”.
  8. ^ “Указ Президента РФ от 27.01.1995 N 78 "О присвоении почетных званий Российской Федерации творческим работникам".

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga]] [[Thể loại:Ca sĩ Liên Xô]] [[Thể loại:Ca sĩ Nga]] [[Thể loại:Nhân vật còn sống]] [[Thể loại:Sinh năm 1942]]