Thành viên:Phúc Bửu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Ý NGHĨA HUY HIỆU HOA SEN[sửa | sửa mã nguồn]

I. PHÁT SINH HUY HIỆU HOA SEN[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường thì bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào cũng có một dấu hiệu riêng làm biểu tượng cho tinh thần, mục đích lý tưởng cho đoàn thể đó. GĐPT cũng vậy, có huy hiệu hoa sen trắng. Huy hiệu hoa Sen này được chính thức ra đời tại chùa Từ Đàm, Huế khi được Quý thầy gắn cho các anh chị Ban Hướng dẫn Thừa Thiên nhân dịp lễ Thành đọa năm 1949. Cố Huynh trưởng Từ Mẫn Lê Lừng (1920 - 1999) là người đã chon hoa sen để sáng tác huy hiệu cho GĐPT.

II. HÌNH THỨC VÀ Ý NGHĨA[sửa | sửa mã nguồn]

 Huy hiệu hoa sen của GĐPT màu trắng được thể hiện trên một hình tròn, đường kính 3 cm, màu sanh lục, có đường viền màu trắng. Huy hiệu bố cục hài hoài cân đối, được sắp xếp thành hai phần. Phần trên có 5 cánh, phần dưới có 3.

Ý nghĩa và cách phối màu

  1. Hình tròn của huy hiệu nhằm tượng trưng cho sự hoàn toàn vô ngại và viên dung trong Đạo Phật. Ngoài ra, đối với GĐPT còn có ý nghĩa vượt ngại để tinh tấn tu học.
  2. Màu của nền huy huy hiệu là màu xanh lá mạ, màu này tượng trưng cho tuổi trẻ tràn đầy hy vọng và niềm tin mạnh mẽ ở tương lai.
  3. Hoa sen trắng và đường viền màu trắng được thể hiện trên nền màu xanh lá mạ và cách phối trí màu làm nổi bật hoa sen như tỏa ra ánh sáng và đường viền trắng như đang chuyển động về phí tương lai tươi sáng.

Màu trắng của hoa sen và màu trắng của đường viền trượng trưng cho ánh sáng giác ngộ đồng thời cũng nói lên ước nguyện tu học thành tựu của GĐPT Việt Nam.

Ý nghĩa nội dung

Hoa sen của huy hiệu GĐPT được sắp xếp gồm hai phần. Phần trên có 5 cánh, phần dưới có 3 cánh. Ý nghĩa từng cánh sen như sau:

1- Ý nghĩa năm cánh trên

Năm cánh trên tương trưng cho 5 hạnh.

a- Tinh tấn: Luôn luôn siêng năng học hành, trai dồi tính tốt, cầu tiến tu học không thối chí nản lòng. Tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

b- Hỷ xã: Cùng nhau vui vẻ tu học, chỉ vẻ giúp đỡ lẫn nhau, không đối kỵ ganh ghét. Tương trưng cho Đức Phật Di Lặc.

c- Thanh tịnh: Có nghĩa là trong sạch từ thể chất đến tinh thần. Thể chất sạch sẽ, miệng nói những lời hòa ái, tốt đẹp. Tinh thần không nghĩ đến điều xấu xa, ác độc mà nghĩ đến điều thiện việc lành. Tượng trưng cho Đức Phật Di Lặc.

d- Trí tuệ: Trí tuệ nghĩa là hiểu biết một cách đúng đắn, sáng suốt. Có như vậy ta mới nhận đúng sự thật, phân biệt điều hay lẽ phải. Tượng trưng cho Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

e- Từ bi: từ bi là đem vui cứu khổ, trong phạm vi nhỏ, các em phải thể hiện tình thương đối với loài vật, chăm sóc chúng chứ đừng hành hạ, giết chóc. Tượng trưng cho Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.

2- Ý nghĩa ba cánh dưới:

a- Cánh giữa: tượng trưng cho Phật Bảo (tức Đức Phật Thích Ca), có 3 nghĩa: Tự giác (tự mình giác ngộ), giác tha (đem lại sự cứu khổ cho mọi loài), giác hạnh viên mãn (hai công hạnh ấy hoàn toàn viên mãn).

b- Cánh phải: tượng trưng cho Pháp bảo, tức lời dạy của Đýc Phật để cứu độ mọi loài thoát khổ được vui.

c- Cánh trái: tượng trưng cho Tăng bảo tức tập thẻ quý vị Tăng, Ni xuất gia tu hành, hoằng hóa độ sanh.

III. NƠI ĐEO HUY HIỆU HOA SEN:[sửa | sửa mã nguồn]

1. Huynh trưởng nam, Nam Phật tử, Thiếu nam: mang ở chính giữa trụ túi áo trái

2. Huynh trưởng nữ, Nữ Phật tử, Thiếu nữ: mang phía dưới nút thứ hai áo dài (trên phù hiệu chức vụ). Trại phục, mang trên phù hiệu chức vụ.

3. Oanh vũ nam và nữ mang trên dây treo bên trái (ngang ngực trên phù hiệu chức vụ).

CHÚ Ý: Huy hiệu hoa sen chỉ được mang khi mặc đoàn phục, trại phục mà thôi.

VINH DỰ KHI ĐƯỢC MANG HUY HIỆU HOA SEN[sửa | sửa mã nguồn]

Được phát nguyện đeo hoa sen là niềm vinh dự, hãy hãnh diện và là niềm vui lớn. Kể từ mốc thời gian này đã chính thức làm đoàn sinh chính thức của đại GĐPT Việt Nam. Do vậy các phải trân trọng giữ gìn huy hiệu hoa sen, khi mặc đoàn phục phải mang ngay ngắn đúng vị trí đã quy định trên, không được xộc xệch xiêng xẹo.

IV. CÁCH VẼ HUY HIỆU HOA SEN:[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn sinh cần phải biết cách vẽ đúng kiểu, đúng thể thức, đúng tỷ lệ thì huy hiệu dù lớn hay nhỏ đều thỏa mãn tính trang nhã, thẩm mỹ:

- Vẽ một đường tròn tâm O có đường kính AB (thẳng đứng) và chia AB thành 3 đoạn bằng nhau: AC = CD = DB (H1)

- Vẽ đường tròn tâm C có đường kính AD.

- Vẽ đường tròn tâm E có đường kính DB. (H2)

- Chia đoạn AC  thành 5 phần bằng nhau:

AF = FG là phần đoạn bằng nhau về phía A

- Từ F, G vạch những đường vuông góc với AB và cắt đường tròn tâm C tại các điểm C1, C2, C3, C4 chính là các đỉnh của các cánh sen 2 bên (của 5 cánh trên). (H3)

- Vẽ các cánh sen thực đều đặn cân đối trong vòng tròn tâm C (H4, H6)

- Vẽ cánh Phật trong vòng tròn tâm E đường kính DB.

- Từ D, E vạch các đường vuông góc với AB. Vẽ hai cánh dưới (Pháp và Tăng) giữa hai đường thẳng này. (H5, H6)

- Kéo dài EB đoạn BH=1/3 EB và đoạn HK=BH.

- Dùng O làm tâm vẽ vòng tròn bán kinh OH và OK, hình vành khuyên tạo bới 2 vòng nầy chình là đường viền trắng của huy hiệu. (H7)

CHÚ Ý: chỉ có 2 đường tròn đồng tâm O là sử dụng mực, còn lại đều dùng bút chì, khi vẽ xong  tẩy nét chì, (xem hình)

KHAM THẢO[sửa | sửa mã nguồn]

https://i2.wp.com/gdptvietnam.org/wp-content/uploads/2011/11/HuyHieuHoaSen-1.png?resize=260%2C260