Thành viên:Pham minh7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sau đây là hướng dẫn cơ bản về cách viết bài, cụ thể là nhóm bài về ẩm thực, trước tiên tham khảo bản mẫu dưới đây để biết cách viết bài ở Wiki:

Chào mừng bạn đã đến với Wikipedia Tiếng Việt. Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về Wikipedia, một bách khoa toàn thư tự do với sự cộng tác của nhiều độc giả từ khắp nơi trên thế giới. Để đóng góp cho Wikipedia, bạn nên tìm hiểu các kiến thức bổ ích như sau:

 • Viết bài mới  • Trợ giúp các viết trang mới  • Bài sơ khai  • Cẩm nang biên soạn  • Sửa đổi  • Quy định và hướng dẫn


Sau khi tìm hiểu, bạn hãy thử tạo bài viết đầu tiên. Để trình bày một bài viết ngăn nắp đúng văn phong của Wikipedia bạn nên tìm hiểu Hướng dẫn về bố cụcTrợ giúp sửa đổi. Nếu bạn vẫn chưa rõ về Wikipedia, bạn có thể tìm đến các mục Trợ giúp tổng quanBàn giúp đỡ để giải đáp thắc mắc của bạn.


Bên cạnh đó, bạn còn thể tham gia các dự án khác như:

 • Wiktionary  • Wikibooks  • Wikisource  • Wikiversity  • Wikimedia Commons  • Wikispecies  • Wikiquote

Xin lưu ý, Wikipedia không phải nơi đăng thông tin quảng cáo. Cuối cùng, xin chúc bạn vui vẻ và có nhiều đóng góp cho Wikipedia.


Việc cần giúp: Mong bạn tham gia dịch thuật và biên tập loạt bài sơ khai ở Thể loại:Bài đang dịch bởi bot. Cảm ơn!


Các phần cần có 1 bài viết Wikipedia, trong bài lấy ví dụ về bài viết Bún bò Huế, một số đoạn mẫu rút gọn cho tiện theo dõi.

Mở đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn mở đầu là đoạn văn viết tóm lược về vấn đề cho độc giả biết nội dung của bài. Đoạn này không cần đề mục. Ở Wikipedia các biên tập viên luôn viết rất gọn và đi thẳng vào vấn đề trực tiếp mà không vòng vo có các câu dạo đầu như các bài văn ở các trường đại học. Sau đây là ví dụ:

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. 

Trong đoạn trên, chữ Bún bò Huế được in đậm là tên bài viết và món ăn này được mô tả trực tiếp là gì, ở đâu. Cú pháp [[Huế]], 2 dấu ngoặc vuông trước và 2 dấu ngoặc vuông sau dùng để liên kết đến tiêu đề bài viết nào đó, cụ thể đây là Huế. Một số hiển thị liên kết đỏ nghĩa là chưa có bài với tiêu đề đó ở Wikipedia.

Nguyên liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Phần này mô tả nguyên liệu món ăn, có thể liệt kê hoặc gọm thành 1 đoạn rất gọn. Xin lưu ý tránh mô tả quá chi tiết, Wikipedia không phải 1 cẩm nang ẩm thực liệt kê chi tiết tất cả nguyên liệu món ăn như muối i ốt, đường Biên Hòa, nước mắm Phú Quốc,...

Nguyên liệu của món ăn gồm xương bò chặt khúc, sả và bò nạm.

Cách làm[sửa | sửa mã nguồn]

Phần này ghi cách chế biến món ăn. Khi mô tả món ăn hạn chế dùng văn phong đại học như bước 1, bước 2, bước 3,... mà thay vào đó dùng mô tả thật ngắn, súc tích trực tiếp vào vấn đề.

Đầu tiên đun sôi nước, sau đó cho bò chặt khúc vào. Khi bò chín, cho thêm sả và bò nạm và đợi đến khi món ăn chín.

Trình bày[sửa | sửa mã nguồn]

Phần này ghi cách dùng món ăn, tương tư nên ghi ngắn gọn để độc giả hiểu món ăn dùng thế nào. Đa số độc giả vào Wikipedia để tìm thông tin chứ không phải đánh giá nội dung bài có văn phong bay bướm hay không.

Món ăn được dùng với cơm và củ cải.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Dùng thẻ {{tham khảo}} để thêm nội dung nguồn vào bài

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi danh sách các liên kết ngoài ở đây, ví dụ:

Phần thể loại[sửa | sửa mã nguồn]

Ở đáy trang dùng thể loại là Ẩm thực Việt Nam với cú pháp:

[[Thể loại:Ẩm thực Việt Nam]]

Nếu bài có nội dung ngắn thì dùng bản mẫu sơ khai:

{{sơ khai ẩm thực Việt Nam}}

Tới đây là chấm dứt nội dung bài. Khi có thành viên nào đó sửa nội dung bài không đúng ý bạn xin đừng nản hay tự ti mà hãy thảo luận với thành viên đó lý do tại sao ở trang thảo luận và tìm kiếm đồng thuận.

Các thể loại văn phong cần tránh[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ trường hợp lan man, câu cú lủng củng, không dùng chủ ngữ chúng ta, chúng tôi, ta có, tôi có[sửa | sửa mã nguồn]

Món ăn này rất là ngon nếu mà chúng ta dùng với nấu với nồi cơm điện trong vòng vài giờ.

Viết lại đoạn văn gọn hơn:

Món ăn sẽ ngon hơn nếu được nấu bằng nồi cơm điện trong vài giờ.

Hạn chế trình bày gạch đầu dòng thụt vào và thụt đến hết trang[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ Món ăn này gồm:

  1. Gia vị:
  • Gừng
  • Gừng đun chín
  • Ớt
  • Ớt không hạt

Viết lại thành:

Món ăn này gồm gừng đun chín và ớt không hạt.

Không dùng văn phong ca ngợi hoặc đả kích mà thay vào đó hãy dùng văn phong trung lập[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung được dùng nên dựa theo nguồn nhưng hãy từ bỏ văn phong báo chí và thiếu trung lập hoặc văn phong bình dân.

Ví dụ (ở 1 trang báo chí có viết, 1 bạn trích lại Wiki):

Món ăn này là tuyệt đỉnh ẩm thực ở đất Bắc, hiếm nơi nào có được.

Viết lại thành:

Món ăn này là món ngon ở đất Bắc.

Ví dụ (tính bình dân):

Món ăn này ngon bà cố nội (hết sảy) luôn.

Viết lại thành:

Món ăn này rất ngon

Ví dụ (1 bạn mới vào Wikipedia viết đoạn văn như sau)

Bún thịt xào sả ớt là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ Việt Nam, với hương vị thơm lừng của sả, ớt 
cùng với những miếng thịt heo mềm mại, thấm gia vị, hành tây giòn giòn ăn kèm với các loại rau sống tươi ngon và
nước mắm chua ngọt, the cay vị ớt

Xin nhắc lại, Wikipedia không phải cuộc thi viết văn nên hạn chế dùng tính từ quá biểu cảm như các từ in đậm ở đoạn trên. Trường hợp này viết lại thành:

Bún thịt xào sả ớt là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ Việt Nam, với hương vị sả, ớt, thịt heo được thấm gia vị, hành
tây. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống và nước mắm ớt chua ngọt.

Tránh lặp ý, lặp từ trong 1 đoạn quá nhiều[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ:

Món ăn này ăn với cơm nón rất ngon. Mùa lạnh thì nên dùng món ăn với củ cải và cơm.

Viết lại thành:

Món ăn dùng với cơm và củ cải vào mùa lạnh sẽ rất ngon.

Bài mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối cùng xin tổng hợp và tham khảo bài mẫu Thành viên:Alphama/Dàn bài ẩm thực/Bún bò Huế.