Thành viên:TRMC/Viết thử/2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quân số và kích thước[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như đối với lực lượng bộ binh, kích cỡ chính xác của hải quân Byzantine là một vấn đề tranh luận đáng kể, do và tính chất mơ hồ và nhỏ giọt của các nguồn thông tin chính. Một trường hợp ngoại lệ là số liệu của cuối thế kỷ thứ 9 đầu thế kỷ thứ 10, để chúng ta có một phân tích chi tiết hơn, ngày chinh phục Creta năm 911. Những thông tin tiết lộ rằng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Leo VI, Hải quân Byzantine có 34.200 tay chèo và và có khoảng 8.000 lính thủy.[1] Hạm đội chính có 19.600 tay chèo và 4.000 lính thủy. Bốn ngàn lính thủy là lính chuyên nghiệp, ban đầu tiên được tuyển dụng từ các chiến đoàn bởi hoàng đế Basileios I những năm 870. Họ là một tài sản quý giá của Hạm đội Đế chế, trái với trước đây việc cung cấp lính thủy phụ thuộc vào lính phụ trợ, lực lượng mới được tin cậy hơn, được đào tạo tốt hơn và là lực lượng phản ứng nhanh theo mệnh lệnh của Hoàng đế.[2] Trạng thái tinh thần chiến đấu cao của các lính thủy được minh họa bằng một thực tế là họ được coi là thuộc về tagmata (lính cận vệ) của đế quốc.[3] Hải đoàn phụ trợ Aegea có 2.610 tay chèo và 400 lính thủy, hải đoàn Cibyrrhaeot có 5.710 tay chèo và 1.000 lính thủy, Hải đoàn Samian có 3.980 tay chèo và 600 lính thủy và cuối cùng, hải đoàn Hellas có 2.300 tay chèo và khoảng 2.000 binh sĩ phụ trợ chiến đấu như lính thủy.[1]

Bảng sau đây có chứa số ước lượng bởi Warren T. Treadgold, con số tay chèo của toàn bộ lịch sử hải quân Byzantine:

Năm 300 457 518 540 775 842 959 1025 1321
Tay chèo 32,000[4] 32,000[4] 30,000[5] 30,000[5] 18,500[6] 14,600[7] 34,200[7] 34,200[7] 3,080[8]

Tàu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Dromon và các biến thể của nó[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu chiến chính của hải quân Byzantine cho đến thế kỷ 12 là Dromon (δρόμων) và các biến thể tương tự. Rõ ràng đây là một sự tiến hóa của tàu galley kiểu Liburnian hạng nhẹ trong hạm đội của đế quốc La Mã, thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ thứ 5, và được thường được sử dụng cho một loại tàu chiến galley cụ thể trong thế kỷ thứ 6. Thuật ngữ dromōn bắt nguồn từ chữ gốc Hy Lạp root δρομ-(άω), có nghĩa động từ là "chạy", và danh từ là "nhà điền kinh" và trong thế kỷ thứ 6 các nhà nghiên cứu như Procopius cho rằng tên gọi này liên quan đến tốc độ của tàu chiến hạng nhẹ.[9] Trong suốt những thế kỷ sau đó, trải qua các cuộc chiến tranh với người Ả Rập, hải quân Byzantine được tăng cường với hai phiên bản hạng nặng hơn hoặc thậm chí có thể cải tiến tới loại có ba hàng cái chèo. Cuối cùng, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa chung là "tàu chiến" và thường được dùng lẫn lộn với một khái niệm của Byzantine cho một tàu chiến lớn, chelandion (tiếng Hy Lạp: χελάνδιον, từ tiếng Hy Lạp kelēs, "trường đua"), mà lần đầu tiên xuất hiện ở thế kỷ thứ 8.[10]

Sự tiến hóa và các tính năng[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Byzantine dromon reconstruction.png
Bản phác thảo của một chiếc Bireme Dromon thế kỷ thứ 10 của John H. Pryor, dựa trên tài liệu tham khảo trong Tactica của Hoàng đế Leo VI Khôn ngoan. Có vẽ cột buồm tam giác, toàn boong tàu, phía trước, và giữa lâu đài, và ống đồng xi phông phóng lửa Hy Lạp ở mũi tàu.

Sự xuất hiện và tiến hóa của các tàu chiến thời đầu Trung Cổ là một vấn đề để tranh luận và phỏng đoán: cho đến gần đây, không có xác của một tàu chiến có mái chèo từ thời đầu Trung cổ được tìm thấy, và thông tin được thu thập bằng các chứng cứ phân tích văn học, nghệ thuật và miêu tả qua phần thô của một số tàu buôn. Phải đến năm 2005-2006 các cuộc đào bới thuộc dự án khảo cổ học Marmaray các vị trí của cảng Theodosius phát hiện ra những trên 36 tàu Byzantine từ thế kỷ 6 đến thế kỷ thứ 10, bao gồm cả 4 tàu Galley hạng nhẹ thuộc kiểu galea.[11]

Quan điểm được chấp nhận là những cải cách chính tạo ra khác biệt giữa những chiếc tầu Dromon đầu tiên với Liburnian, và từ đó chở đi trở thành đặc trưng tầu galley Địa Trung Hải, chúng vẫn giữ một boong (katastrōma) đầy đủ, các mũi nhọn trên mũi tầu bị bỏ đi và thay vào một chiếc mũi núi để làm tăng tốc độ, và đưa dần buồm tam giác vào sử dụng.[12] Lý do chính xác cho việc từ bỏ mũi nhọn (tiếng Latinh: rostrum; ἔμβολος, embolos) là không rõ ràng. Bất chấp những mô tả trên chỉ trong thế kỷ thứ 4 – các bản thảo của Vergilius Vaticanus cũng có thể minh hoạ rằng mũi nhọn đã được thay thế bằng một mũi núi vào cuối thời của tàu galley La Mã.[13] Một khả năng là sự thay đổi xảy ra vì sự tiến triển dần dần của các mộng gỗ, lỗ mộng của phần thân vỏ tàu trong các phương pháp đóng tàu mới để chống chiến thuật mũi nhọn, tạo nên một bộ khung tầu làm cho chiếc tàu trở nêm mạnh mẽ hơn và linh hoạt hơn, ít nhạy cảm với các đòn mũi nhọn. Chắc chắn từ đầu thế kỷ thứ chức năng đòn dánh ban đầu của mũi nhọn đã bị lãng quên, nếu chúng ta đánh giá bởi các ý kiến của Isidore người Sevilla là tầu đã được thiết kế để bảo vệ chống va chạm với các loại đá ngầm dưới nước.[14] Đối với những cánh buồm hình tam giác, các tác giả khác nhau trong quá khứ có ý kiến cho rằng chúng được đưa vào Địa Trung Hải qua người Ả Rập, có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tuy nhiên, việc miêu tả qua những phát hiện mới và tham khảo văn học trong những thập kỷ gần đây đã dẫn các học giả đã lùi sự xuất hiện của những cánh buồm hình tam giác tại Levant cho đến cuối thời Hy Lạp hóa hoặc đầu thời kỳ La Mã.[15][16][17][18] Không những buồm hình tam giác, mà cả buồm hình đa giác đã được biết đến và sử dụng trong nhiều thế kỷ (chủ yếu là cho những tầu nhỏ) song song với buồm vuông.[15][19] Hạm đội chinh phục của Belisarius năm 533 đã rõ ràng có ít nhất một phần trang bị buồm tam giác, điều này tạo ra khả năng rằng sau một khoảng thời gian buồm tam giác đã trở thành tiêu chuẩn cho các tàu dromon, và buồm vuông truyền thống dần dần không còn được sử dụng trong hàng hải Trung Cổ.[19]

Các tàu dromon mà Procopius mô tả có lẽ là tàu một khoang đơn có 50 mái chèo, sắp xếp với 25 mái chèo mỗi bên.[20] Một lần nữa chúng không giống như tàu Hy Lạp, loại sử dụng phần chìa ra, do đó mở rộng trực tiếp phần thân tàu.[21] Trong lớp tàu dromon ở thế kỷ thứ 9 đến 10, hai hàng chèo (elasiai) được chia boong, với các hàng chèo đầu tiên nằm bên dưới, trong khi các hàng chèo thứ hai là nằm ở trên boong, đội chèo này sẽ chiến đấu bên cạnh các lính thủy vũ trang khi xung phong sang tàu địch.[22] Makrypoulias cho rằng có 25 tay chèo bên dưới và 35 ở boong trên cho mỗi bên của một dromon có 120 tay chèo.[23] Chiều dài tổng thể của một chiếc tàu có lẽ khoảng 32 mét.[24] Mặc dù hầu hết các tàu lúc đó có một cột buồm duy nhất (histos hoặc katartion), các tàu dromon bireme lớn hơn có lẽ cần ít nhất hai cột buồm để cơ động có hiệu quả, giả định rằng một đơn buồm tam giác làm cho chiếc tàu này sẽ có kích thước ở mức không thể điều khiển.[25] Con tàu sẽ được điều khiển bằng phương tiện của hai bánh lái ở đuôi tầu (prymnē), ở đó còn một chiếc lều (skēnē) để chứa giường ngủ của thuyền trưởng (krab(b)at(t)os).[26] Mui tàu (prōra) có đặc trưng của một mui tầu cao, để cho ống đồng siphon có thể xả lửa Hy Lạp vào tầu địch, mặc dù các ống siphon phụ cũng có thể được dùng ở giữa hai bên.[27] Một hàng móc (kastellōma) trên đó thủy thủ có thể treo khiên của họ bao xung quanh mặt của tàu để bảo vệ cho thủy thủ đoàn trên boong.[28] Tàu lớn hơn còn có lâu bằng gỗ (xylokastra) ở giữa các cột buồm, tương tự như những chiếc liburnian của La Mã, tạo các vị trí cao cho các cung thủ.[29] Chiếc mũi núi ở mũi tầu (peronion) được dùng để đè lên mái chèo của chiếc tàu địch, phá vỡ chúng và làm cho chúng bất lực trong việc chống lại hỏa châu, và các đợt xung phong.[30]

Bốn tàu galeai được phát hiện trong cuộc khai quật Yenikapi có niên đại vào thế kỷ thứ 10-11, chúng đều có thiết kế và được xây dựng chung với nhau, gợi ra một quy trình sản xuất tập trung. Chúng đều có chiều dài khoảng 30 mét, và được đóng bởi gỗ Thông đen châu Âutiêu huyền phương đông.[31]

  1. ^ a b Treadgold 1998, tr. 67.
  2. ^ Treadgold 1997, tr. 457.
  3. ^ Treadgold 1998, tr. 104–105.
  4. ^ a b Treadgold 1997, tr. 145.
  5. ^ a b Treadgold 1997, tr. 277.
  6. ^ Treadgold 1997, tr. 412.
  7. ^ a b c Treadgold 1997, tr. 576.
  8. ^ Treadgold 1997, tr. 843.
  9. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 125–126.
  10. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 166–169.
  11. ^ Delgado 2011, tr. 188–191.
  12. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 127.
  13. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 138–140.
  14. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 134–135.
  15. ^ a b Casson 1995, tr. 243–245, Fig. 180–182.
  16. ^ Basch 2001, tr. 57–64.
  17. ^ Campbell 1995, tr. 8–11.
  18. ^ Pomey 2006, tr. 326–329.
  19. ^ a b Pryor & Jeffreys 2006, tr. 153–159.
  20. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 130–135.
  21. ^ Gardiner 2004, tr. 103–104.
  22. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 232, 255, 276.
  23. ^ Makrypoulias 1995, tr. 164–165.
  24. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 205, 291.
  25. ^ Dolley 1948, tr. 52.
  26. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 215.
  27. ^ Haldon 1999, tr. 189.
  28. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 282.
  29. ^ Gardiner 2004, tr. 104.
  30. ^ Pryor & Jeffreys 2006, tr. 143–144.
  31. ^ Delgado 2011, tr. 190–191.