Thành viên:Thuankimson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH GIÁO HỌ ĐƯỜNG QUAN  GIÁO XỨ DƯỠNG ĐIỀM- GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

Năm 1829 Nguyễn Công Trứ về thành lập huyện Kim Sơn trong Tỉnh Ninh Bình, chiêu mộ dân ở những tỉnh khác về khai khẩn đất bồi. Trong đó có những gia đình của những nhóm nghĩa quân nổi dạy chống lại Nhà Nguyễn mà Nguyễn Công Trứ xin Triều Đình ở Huế tha cho họ bằng cách đưa họ đi khai khẩn đất bồi. Vào thời đó nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dạy khắp nơi chống lại nhà Nguyễn vì những lí do như sưu cao thuế nặng, quan lại tham nhũng bóc lột, dân chúng thiếu ăn, nhân nạn đói lớn năm 1821 tại miền Nam Định, Thái Bình. Vì có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, nên người ta gọi là giặc châu chấu vì thời bấy giờ họ quan niệm được làm vua, thua làm giặc.

Năm 1830, Nguyễn Công Trứ cho đắp đê Đường Quan từ Phụng Công vào Hảo Nho, phái Hoàng Thụ và Ninh Phát về lập ra 57 làng và đặt tên các làng theo thứ tự từ đầu tới cuối huyện Kim Sơn trong đó có làng Dưỡng Điềm cũng là giáo xứ Dưỡng điềm ngày nay. Các làng có chiều ngang có 3 đạc (180 m), hoặc một đạc rưỡi (90 m), làng to có 4 đạc (240m) để đo ruộng mau chóng, còn chiều dài thẳng tắp từ đê cũ đến đê mới. Đa số giữa làng nọ qua làng kia có con sông đào để dân làng chở lúa thóc bằng thuyền ra gieo ngoài đồng và chở bó lúa về xay, giã thành gạo nấu cơm và chở rơm rạ cho trâu ăn hoặc dùng thay than củi để nấu cơm.

Ông Nguyễn Công Trứ cũng rất khôn ngoan, khi xếp các hộ dân đến ở các làng mới lập. Ông đã xét đến Tôn giáo của dân: người cùng một Tôn giáo ở cùng nhau dễ sinh hoạt. Vậy xếp người đi lương ở với nhau, người đi giáo ở với nhau. Nhiều làng toàn dân đi giáo, nhiều làng khác toàn dân đi lương. Nếu làng "xôi đỗ", nghĩa là có cả lương cả giáo, thì xếp dân đi giáo vào mấy xóm này, xếp dân đi lương vào mấy xóm kia.

Nhiều gia đình đi giáo ở một làng hợp lại thì thành ra "Họ đạo". Năm 1829 khi thành lập các làng ở huyện Kim Sơn bao gồm có làng Dưỡng Điềm thì cũng năm ấy có "họ đạo Dưỡng Điềm". Bấy giờ các Họ từ Trì Chính lên đến Như Sơn đò 10 đều thuộc về xứ Phúc Nhạc. Từ 1865 khi thành lập xứ Cách Tâm thì Dưỡng Điềm thuộc về xứ Cách Tâm. Họ Dưỡng Điềm là làng Công Giáo toàn tòng.

Năm 1890 họ đạo Dưỡng Điềm được tách ra khỏi giáo xứ Cách Tâm chính thức hành lập giáo xứ Dưỡng Điềm ngày nay bao gồm các làng Dưỡng Điềm, Đạo Củ (Dưỡng Điềm và Đạo Củ là ‘hai làng toàn giáo ở liền bên sông Điềm- Là sông tự nhiên), làng Dĩ Ninh, Đồng Nhân, Tuân Hóa và Hồi Thuần ( các làng xôi đỗ cả lương dân và giáo)

Đê Đường Quan là con đê đầu tiên của huyện Kim Sơn và cũng là tên của họ đạo Đường quan thuộc xứ Dưỡng Điềm ( thuộc làng Dưỡng Điềm). Sau khi đắp song đê Đường Quan, và lập làng lập ấp, khu vực cạnh đê Đường Quan qua làng Dường Điềm đã có dân chúng ở và đều sinh hoạt cùng họ Dưỡng Điềm cách 1,5km. Do cách xa nhà thờ Dưỡng Điềm nên các giáo dân ở Đường Quan đã nhóm lại để tiện đọc kinh sớm tối, dần hình thành nên giáo Họ Đường Quan.

Giáo họ đường quan Giáo xứ Dưỡng Điềm đã có nhà thờ được xây năm 1933 như các giáo họ khác trong huyện Kim Sơn đều có nhà thờ. Khu đất nhà thờ được chọn phía nam đê cách đê Đường Quan chừng 100m, mặt tiền nhà thờ hướng ra sông Điềm. Phía trước nhà thờ được đào 1 ao để thả cá và tiện cho giáo dân rửa chân trước khi vào nhà thờ sau khi đi bộ từ nhà trên đường lầy lội vào trời mưa.

Nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1943 với tường vách bằng gạch, kích thước khiêm tốn và không có tháp chuông như các nhà thờ khác trong xứ. Nạn đói năm 1945 đã buộc nhiều gia đình phải “tha phương cầu thực”, chỉ còn lại một số gia đình. Nạn đói qua đi một số người không qua khỏi nạn đói, một số người trở về quê, giáo họ dần dần được hồi sinh.

Biến cố năm 1954 đã kéo một số gia đình di cư, số còn lại cố gắng gìn giữ tài sản thiêng liêng và vật chất mà giáo họ đã vất vả gầy dựng nên.

Năm 1973 trong chiến tranh loạn lạc quân Mỹ đã thả bom xuống dọc phía bắc nhà thờ, có gia đình 4 người chết không còn 1 ai, có nhũng người thương tật (bà Vui, ông Đạo), có gia đình may mắn hơn khi bom rơi giữa nhà khi đêm cả nhà đang ngủ nhưng may mắn bom không nổ, nhà thờ giáo họ tường vách lỗ rỗ vết bom đạn trong tang thương và nước mắt, mãi tới năm 1989 nhà thờ mới được trùng tu lại. Trải qua chiến tranh và thời gian ngôi nhà thờ nhỏ bé ngày càng xuống cấp trầm trọng, tường bị nứt nẻ, từng mảng tường lớn ẩm thấp bong tróc, mái nhà thờ dột mỡi khi trời mưa.

Nhận thấy nhà thờ xuống cấp không còn đủ an toàn cho giáo dân. Ngày 7/3/2017 được sự nhất trí của cha Giu-se Lê Đức Năng, chính xứ Dưỡng Điềm giáo họ Đường Quan đã khởi công xây dựng nhà thờ mới với kích thước 9x24m, cánh thánh giá rộng 15m Tháp cao 22m. Sau hơn 3 năm thi công ngôi nhà thờ mỡi hoàn thành trong sự vui mừng cúa giáo dân giáo họ.

Ngày 19/09/2020 giáo họ tổ chức Thánh lễ khánh thành cung hiến nhà thờ để cảm tạ thiên chúa và tri ân các vị ân nhân xa gần đã góp công, góp của và cầu nguyện cho công trình của giáo họ. Nguyện xin Thiên Chúa, thánh cả An-tôn cầu bầu cho quý cha, quý ân nhân, thân nhân vì đã mở tay giúp đỡ giáo họ hoàn thành nhà thờ khang trang như ngày nay.