Thư phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Cao Tông Thư phi
清高宗舒妃
Càn Long Đế phi
Thông tin chung
Sinh(1728-06-01)1 tháng 6, 1728
Mất30 tháng 5, 1777(1777-05-30) (48 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Hậu duệHoàng thập tử
Tước hiệu[Quý nhân; 貴人]
[Thư tần; 舒嬪]
[Thư phi; 舒妃]
Thân phụNạp Lan Vĩnh Thuỵ
Thân mẫuQuan thị

Thư phi Diệp Hách Lặc thị (chữ Hán: 舒妃叶赫勒氏, 1 tháng 6 năm 1728 - 30 tháng 5 năm 1777), Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế hiển hách[sửa | sửa mã nguồn]

Thư phi trong sách văn thời Càn Long đều ghi "Diệp Hách Lặc thị", là một dạng phiên âm khác của Diệp Hách Na Lạp thị, xuất thân Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, thuộc dòng dõi của Diệp Hách Bối lặc Kim Đài Cát - anh trai của Hiếu Từ Cao Hoàng hậu - sinh mẫu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Tằng tổ phụ Nạp Lan Minh Châu, là cháu nội của Kim Đài Cát, đến đây thì phiên ra làm họ [Nạp Lan thị; 納蘭氏]. Minh Châu nghênh thú con gái thứ năm của Anh Thân vương A Tế Cách; sinh ra Nạp Lan Tính Đức, Nạp Lan Quỹ Tự (納蘭揆敘); một con trai do thứ thất sinh, là Nạp Lan Quỹ Phương (納蘭揆方), chính là tổ phụ của Thư phi. Bản thân Quỹ Phương về sau trở thành Hòa thạc Ngạch phụ, vì đã nghênh thú Hòa Thạc Quận chúa Ái Tân Giác La thị, tự Thục Thận (淑慎); bà là con gái của Khang Lương Thân vương Kiệt Thư - con trai thứ ba của Huệ Thuận Thân vương Hỗ Tắc (祜塞) và là cháu nội của Lễ Liệt Thân vương Đại Thiện.

Thân phụ của Thư phi là Nạp Lan Vĩnh Thụy (納蘭永綬), làm đến Thị lang; mẹ là Quan Tư Bách (關思柏), Tô Hoàn Qua Nhĩ Giai thị, con gái Hán quân Chính Hoàng kỳ Phó đô thống, Công tước Hàm Thái (含太). Nhà của Vĩnh Thụy có truyền thống thi thư, bản thân Vĩnh Thụy có tập "Tú dư thi cảo" (绣余诗稿), còn Quan thị có giao hảo với một nữ giáo thụ tên Cung Đạm Đình (宫淡亭), mời về dạy cho cả sáu cô con gái. Khang Hi triều, Vĩnh Thụy cùng anh Vĩnh Phúc (永福) bị đem thờ tự cho Quỹ Tự, nên về sau một chi Vĩnh Thụy đều lấy danh nghĩa là "Hậu duệ chi Quỹ Tự"[1].

Gia đình Vĩnh Thụy có sáu con gái và một con trai, trong đó hai con gái và con trai là từ chi Vĩnh Phúc đem qua. Tất cả chị em của Thư phi đều có những mối hôn nhân rất tốt: con gái cả gả cho Cố Sơn Bối tử Phúc Tú - con trai thứ hai của Dĩ cách Bình Quận vương Nột Nhĩ Tô; con gái thứ 2 là chính thê của Đại học sĩ Phó Hằng - em trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu[2]; con gái thứ 3 gả cho Hộ quân Tham lĩnh Hi Bố Thiền (希布禅) - hậu duệ của A Ba Thái, con trai thứ 7 của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích; con gái thứ 4 trở thành Đích Phúc tấn của Du Cung Quận vương Hoằng Khánh (弘慶) - con trai của Du Khác Quận vương Dận Vu; con gái thứ 5 chính là Thư phi. Dưới Thư phi là một em gái, sau là vợ của Lễ Thân vương Vĩnh Huệ.

Nhập cung phong Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 7 tháng 2, Diệp Hách Lặc thị khi 14 tuổi thông qua Bát Kỳ tuyển tú nhập cung, vị Quý nhân[3][4]. Ngày 13 tháng 2, tấn Tần, hiệu Thư tần (舒嬪).

Có thể thấy rõ, với gia thế như vậy, về cơ bản Diệp Hách Lặc thị nhập cung đã được Càn Long Đế nhắm vào vị trí Tần ngay từ đầu, chỉ định Quý nhân cũng chỉ là dựa theo trình tự mà thôi. Căn cứ theo tài liệu của Nội vụ phủ có tên Hồng xương thông dụng (鴻稱通用), phong hào Thư có Mãn văn là 「Sulfa」, có nghĩa là "An thái", "Khoan dụ". Tháng 11 cùng năm, lấy Công bộ Thị lang Tác Trụ (索柱) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Phúc Thập Bảo (福十宝) làm Phó sứ, hành Thư tần sách phong lễ[5].

Năm Càn Long thứ 13 (1748), sách lập Nhàn Quý phi làm Hoàng quý phi, Thư tần Diệp Hách Lặc thị được tấn phong làm Thư phi (舒妃)[6]. Năm thứ 14 (1749), ngày 5 tháng 4 (âm lịch), lấy Nội các Học sĩ Nã Nhĩ Hô Đạt (雅尔呼达) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Thái Huệ Điền (泰蕙田) làm Phó sứ, hành sách phong lễ[7]. Khi đó Diệp Hách Lặc thị chỉ mới 21 tuổi.

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị

Năm Càn Long thứ 16 (1751), ngày 19 tháng 5, bà sinh Hoàng thập tửThừa Càn cung, có vẻ thời gian này Thư phi ở đây. Hoàng tử nhanh chóng mất vào ngày 7 tháng 6 năm Càn Long thứ 18 (1753), chỉ được 3 tuổi. An táng vào mộ phần của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn, tức Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm (端慧皇太子园寝) thuộc Thanh Đông lăng.

Năm Càn Long thứ 42 (1777), ngày 30 tháng 5, Thư phi Diệp Hách Lặc thị qua đời, hưởng thọ 48 tuổi. Trong thời gian cuối, bà trú tại Vĩnh Thọ cung. Tang nghi của bà được Càn Long Đế phái Lục a ca Vĩnh Dung, Thập nhất a ca Vĩnh Tinh, Miên Ức (con trai thứ năm của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ), Miên Thông (con trai trưởng của Chất Trang Thân vương Vĩnh Dung) và Trát Lan Thái đến chịu tang. Cũng phái Lục a ca cùng Trang Thân vương Vĩnh Thường xử lý tang nghi. Ngoài Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị, cùng Hãn Quý phi Đới Giai thị, thì Thư phi là phi tần cuối cùng mà Càn Long Đế đích thân đến để Tế điện.

Càn Long Đế dụ rằng: ["Thư phi tang sự. Các quan viên gồm Ngự tiền đại thần, Thị vệ, Càn Thanh Môn Thị vệ, cùng Nội đình Hành tẩu đại thần, sau Sơ tế thì cắt tóc. Các vị A ca mặc tang phục, cùng Vương công đại thần Thị vệ, Chấp sự nhân viên, sau Đại tế cởi phục. Thập nhất a ca, sau Đại tế cởi phục. Tháng 8, là gặp kỳ tiết Vạn Thọ. Trước ngày 29 tháng 7, đều cắt tóc"][8]. Bà được chôn cất tại Phi viên tẩm trong Thanh Dụ lăng.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim Diễn viên Nhân vật
1999
Kim ngọc mãn đường
(金玉满堂)
Đường Hoa
康华
Nạp Lan Khởi Thư
(纳蘭绮舒)
2004
Càn Long dữ Hương phi
(乾隆与香妃)
Huân Ni
薰妮
Thư phi
2018
Như Ý truyện
(如懿传)
Trần Hạo Vũ
陈昊宇
Diệp Hách Na Lạp·Ý Hoan
(叶赫那拉·意欢)
Diên Hi công lược
(延禧攻略)
Lý Xuân Ái
李春嫒
Nạp Lan Thuần Tuyết
(纳蘭淳雪)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 康熙朝时,揆方儿子永福和永寿被并入揆叙家,揆方这支就没了。揆叙家曾卷入康熙朝的夺嫡之争,后在政治上受难。雍正又把永福的一子二女给了永寿,所以永福这支也没了,永寿过世后,只育有四女的守寡长媳关思柏便抚养着这些子女。所以具体这六女中,其中两位是永福的女儿,其中四位是永寿的女儿。只不过雍正把永福的子女都过继给永寿了,具体也分不清哪个是关氏所出。史料都记载为永寿之女,母关氏。
  2. ^ 如何查傅恒也娶了纳兰家的女孩呢?《永宪录》中称傅恒是“明氏婿”,明珠的汉姓就是明。《钦定大清会典事例》记载傅恒的夫人为“那拉氏”,那拉就是纳兰。此外,在法式善文集中可查,傅恒夫人为了聘请法式善为其曾孙的老师,以明代画家陈淳《墨笔花卉卷》相赠,再查,发现此图曾为揆叙所藏,因此傅恒夫人很有可能出自揆叙一支。
  3. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之一百三十六》乾隆六年。辛酉。二月......○戊申。上诣皇太后宫问安。○谕、钦奉皇太后懿旨。嘉嫔著晋封妃。贵人海氏、贵人柏氏、贵人叶赫勒氏、俱著封嫔。钦此。所有应行典礼。交与该部察例具奏......
  4. ^ 《爱新觉罗宗谱·星源集庆》(页六八)舒妃.叶赫纳喇氏.侍郎永绶之女.雍正六年戊申生.乾隆六年选入宫 赐号 贵人.十一月 册封舒嫔.十四年四月 晋封舒妃.乾隆四十二年.丁酉五月卅日薨.年五十岁.豫妃……第十子.未有名.无嗣.乾隆十六年.辛未五月十九日巳时生.母 舒妃叶赫纳喇氏.侍郎永绶之女.乾隆十八年.癸酉六月初七日子时卒.年三岁.第十一子和硕成哲亲王永瑆……
  5. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之一百五十五》乾隆六年。辛酉。十一月......○壬午。以册封嘉妃。愉嫔。怡嫔。舒嫔。遣官祭告太庙后殿。奉先殿......○癸未。谕曰。皇太后圣驾回宫......○册封嘉妃。愉嫔。怡嫔。舒嫔。上御太和殿宣制......命工部侍郎索柱为正使。内阁学士福十宝为副使。持节册封贵人叶赫勒氏为舒嫔。册文曰。朕惟选令德以赞壸仪。丝纶用焕。贲恩光而加象服。位号攸颁。爰考彝章。以昭茂典。尔贵人叶赫勒氏。赋性柔嘉。持躬淑慎。礼度克遵夫彤管。谦冲恪佐于椒闱。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为舒嫔。尔其敬服珩璜。用迓和平之庆。祇承禔福。益流图史之徽。钦哉。各正使跪受节......
  6. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之三百十八》乾隆十三年。戊辰。秋。七月。癸未朔......皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏系皇考向日所赐侧室妃......○又谕、朕奉皇太后懿旨。嘉妃、令嫔、舒嫔、陈贵人侍奉宫庭。恪勤淑顺。嘉妃著晋封为贵妃。令嫔、舒嫔著晋封为妃。陈贵人著晋封为嫔。钦此。传谕该部、将应行典礼。察例具奏......
  7. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之三百三十八》乾隆十四年。己巳。夏四月。戊寅朔......○又谕曰。皇贵妃、嘉贵妃、令妃、舒妃、婉嫔初五日进册宝仪注。内开初六日行谢恩礼......○壬午。上御太和殿宣制......命大学士史贻直为正使、礼部尚书王安国为副使。持节册封嘉妃金氏为贵妃。册文曰。朕惟赞雅化于椒涂。质推柔顺。协令仪于彤管。德重幽闲。爰考彝章。式颁纶綍。尔嘉妃金氏、祇奉女箴。凛遵内则。恪勤有素。膺褕翟之光华。婉顺靡愆。叶珩璜之矩度。兹仰承皇太后慈谕、以册宝封尔为贵妃。尔其常怀敬慎。迓景福于方来。弥事谦冲。荷鸿禧于有永。钦哉。
  8. ^ 清实录乾隆朝: 乾隆四十二年。丁酉。六月。乙未朔(初一)。上至西花园舒妃金棺前奠酒。谕曰、舒妃丧事。御前大臣、侍卫、乾清门侍卫、及内廷行走大臣官员等。俱著于初祭后薙发。其成服阿哥、王公大臣侍卫、并执事人员。俱著于大祭后释服。十一阿哥、亦于大祭后释服。八月正值万寿之期。著于七月二十九日薙发。
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo (清史稿) (bằng tiếng Trung). Quyển 214.
  • Thanh sử cảo - Liệt truyện nhất Hậu phi
  • Thanh thực lục - Càn Long triều