Thảo luận:Đặng Tiến Giản

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Trungda trong đề tài Untitled

Untitled[sửa mã nguồn]

Hiện đã có bài Đặng Tiến Đông. Tên Đặng Tiến Giản là một giả thuyết về tên của vị tướng này, vẫn đang trong vòng tranh cãi của giới sử học. Mặt khác, bài viết này chưa được wiki hóa và không có nguồn gốc. Vì vậy tạm thời tôi chuyển sang trang thảo luận để lưu làm tư liệu cùng tranh luận tiếp, còn trang chính bài này xin đổi hướng sang Đặng Tiến Đông.--Trungda (thảo luận) 16:25, ngày 23 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nội dung bài cũ:

Đô đốc Đặng Tiến Giản (lúc bé có tên Đặng Tiến Đông) là danh tướng Tây Sơn có thật nhưng ít người biết vì tên ông không thấy xuất hiện trên các trang sách,sử chép về Tây Sơn được nhiều người biết đến như:Hoàng Lê nhất thống chí,Khâm định Việt sử thông giám cương mục...Nhưng từ những năm cuối thế kỷ XX, qua khai thác các di bản đời Tây Sơn được phát hiện tại Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền,huyện Chương Mỹ,Hà Nội)gồm có bộ Đặng gia phả hệ toản chính thực lục (6 quyển do chính Đặng Tiến Giản biên soạn khoản năm 1792,triều Cảnh Thịnh)bản Sắc có niên đại Thái đức 10 (tức năm 1787) và tấm bia đá có khắc bài văn "Tông đức thế tự bi" tưởng niệm Đặng Tiến Giản do 2 ông Phan Huy Ích,Ngô Thì Nhậm soạn khắc năm Cảnh Thịnh thứ 5 (tức 1797), một số nhà nghiên cứu sử học,Hán nôm học,nhà báo(Đỗ Văn Ninh,Trần Văn Quý,Lê Trọng Khánh,Trúc Diệp Thanh...)đã phát hiện thông điệp từ các di bản trên là nói về Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản,vị đại tướng được Nguyễn Huệ gia phong Đô đốc đồng tri tước Đông Lĩnh hầu trong bản Sắc lập vào mùa thu năm Đinh Mùi/Vị (1787) ngay sau khi ông từ Bắc Hà vào đầu quân Tây Sơn và một thời gian ngắn sau đó như văn bia Tông đức thế tự bi chép: cũng chính Nguyễn Huệ đã đích thân giao ấn kiếm cử Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản nắm đạo tiên phong trong đội quân Tây Sơn đánh ra Bắc Hà để trừng trị phản nghich Nguyễn Hửu Chỉnh cuối năm Đinh Mùi/Vị(1787) đầu năm Mậu Thân (1788).Kết quả nghiên cứu khai thác các di bản đời Tây Sơn của các ông Đỗ Văn Ninh,Trần Văn Quý,Trúc Diệp Thanh...phát hiện danh tướng Đăng Tiến Giản như trên cũng là công trình phản biện giả thuyết của GS Phan Huy Lê trước đó (1993)đã nêu các di bản đời Tây Sơn ở Lương Xá là nói về Đô đốc Đặng Tiến Đông và ông này chính là Đô đốc Long vị tướng Tây Sơn chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở Khương Thương-Đống Đa và tiến trước vào Thăng Long dịp Têt Kỷ Dậu (1789).

Bằng chứng của nhóm phản biện nổi bật :

1-Tên của Đặng đô đốc ở Lương Xá không phải là Đông (Đặng Tiến Đông) mà là Giản (Đặng Tiến Giản) bằng chứng là tại quyển 6 bộ phả do chính Đặng Đô đốc biên soạn,tác giả đã giải thích cho hậu thế biết tên của mình phải đọc là gì và nó có ý nghĩa như thế nào?Toàn văn câu đó như sau:(phiên âm: "Mậu Ngọ niên,ngũ nguyệt sơ nhị,Quý Sửu thì,sinh đệ bát tử "Đông",hậu cải "Giản" ,dĩ tự vựng vân;"trùng âm tích vũ chi hậu hốt kiến nhật sắc" cố tri danh yên" Dịch nghĩa:"Năm Mậu Ngọ (tức năm 1738-t.g) tháng 5,ngày 2,giờ Quý Sửu,sinh con thứ 8 (của Dận Quận công Đặng Đình Miên-t.g)lúc sinh đặt tên "Đông",sau cải đổi thành tên "Giản",lấy theo ý của (tự vựng)chữ Giản là:"sau thời tiết âm u tích mưa,bổng xuất hiện ánh mặt trời" cho nên đặt tên như thế".Đây chính là thông điệp của chính Đặng Đô dốc cho biết ông từng có tên "Đông" nhưng đã cải tên "Giản".Tên ông,chữ Hán trong các di bản đều chép chữ "Giản" không nơi nào chép chũ "Đông"(hai chữ 東(Đông) và 暕(Giản) tự dạng chữ Hán hoàn toàn khác nhau và định nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau không thể nhầm lẫn). 2-Thời điểm của trận đánh có Đặng Tiến Giản tham dự theo Sắc phong và văn bia là trận Tây Sơn đánh ra Bắc Hà cuối năm Đinh Mùi/Vị (1787),đầu năm Mậu Thân (1788) đối tượng tác chiến là quân Bắc Hà (Nhà Lê) do Nguyễn Hửu Chỉnh chỉ huy.Các di bản trên hoàn toàn không nói đến trận Tây Sơn đại phá quân Thanh đầu năm Kỷ Dậu (1789)do đó điều khẳng định là Đặng Tiến Giản không phải là Đô đốc Long như GS PHL từng nêu giả thuyết. 3-Đô đốc Long (hoặc Mưu) sách sử chép về Tây Sơn suốt 200 năm qua tuy về lai lịch còn khiếm khuyết nhưng chiến công lững lẫy của Đô đốc Long qua các trận đánh trong nam,ngoài bắc nhất là trận tiêu diệt quân Thanh ở Đống Đa Tết Kỷ Dậu đã được nêu cụ thể không còn phải bàn cãi.Cũng chưa từng có trang sử nào chép "Đô đốc Long là Đặng Tiến Đông ở Lương Xá"cho đến năm 1993,giới sử học VN lần đầu tiên biết đến tên "Đặng Tiến Đông" qua công trình giới thiệu của GS Phan Huy Lê.Về trận quân Tây Sơn đánh ra Bắc Hà,tiến phạm Thăng Long đầu năm Mậu Thân (1788)với vai trò của Tiết chế Vũ Văn Nhậm cũng đã được nhiều sách sử chép cụ thể.Riêng Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản,danh tướng chỉ huy đạo tiên phong trong trân Mậu Thân thì bài văn "Tông đức thế tự bi" khắc từ năm 1797 hiện vẫn còn trên tấm bia dựng ở sân chùa Thủy Lâm (Lương Xá)là cứ liệu lịch sử quý hiếm đáng tin cậy nói về danh tướng ít được biết này.Nhóm phản biện còn nêu thêm một bằng chứng lịch sử về Đặng Tiến Giản: đó là đoạn chép về trận Mậu Thân (1788) của quân Tây Sơn trong cuốn "Tây Sơn thuật lược" bằng chữ Hán xuất bản dưới triều Nguyễn nêu rõ trong đội quân Tây Sơn đánh ra Bắc Hà do Tiết chế Vũ Văn Nhậm đốc xuất bộ quân,Thái úy Điều đốc xuất thủy quân vầ Đặng Giẩn làm tiên phong.Sách này còn chú thích:"Giản là người Lương Xá,dòng dõi của Đặng Nghĩa Huấn).Đối chiếu với văn bia "Tông đức thế tự bi" thì Đặng Tiến Giản trong văn bia và Đặng Giản trong "Tây Sơn thuật lược"-ra đời sau một thế kỷ,chỉ là một người. Hà Nội 23 tháng 12 năm 2012- Nhà báo Trúc Diệp Thanh