Thảo luận:Điểm cận nhật

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi 58.187.172.3

Theo tôi nên để riêng trang điểm cận nhật và cần triển khai các trang viết về các củng điểm khác. Lý do là nội dung tổng quát ở trang củng điểm sẽ không đáp ứng được việc hỗ trợ cho các những bài viết sau này, đi sâu vào các chuyển động vật thể xung quanh các thiên thể khác. Ví dụ điểm cận Sao Mộc đối với vệ tinh Galileo, điểm cận tinh đối với chuyển động của sao đồng hành trong hệ sao đôi, v.v. ...

Thân mến

Thaisk 00:38, ngày 29 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời


Dự kiến nội dung của bài điểm cận nhật

Điểm cận nhật là điểm trên quỹ đạo chuyển động của vật thể quanh Mặt Trời, khi nó ở gần Mặt Trời nhất, ngược lại điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật. Hai điểm điểm cận nhậtđiểm viễn nhật tạo nên trục lớn quỹ đạo. Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời tại điểm cận nhật là a(1-e), trong đó a là bán trục lớn, etâm sai (xem thêm bán trục lớn). Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời ở điểm viễn nhậta(1+e).Các vật thể chuyển động quanh Mặt Trời với tâm sai càng lớn thì khác biệt giữa các giá trị giữa điểm cận nhật và viễn nhật càng cao.

Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 0,98 AU, ở điểm viễn nhật là 1,02 AU, trong khi đó khoảng cách giữa Sao Diêm Vương và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 29,66 AU, ở điểm viễn nhật là 49,30 AU.

Khoảnh khắc thời gian, khi vật thể đi ngang qua điểm cận nhật trên quỹ đạo của mình là thời điểm đi ngang điểm cận nhật. Trái Đất đi ngang điểm cận nhật vào đầu tháng một hàng năm. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự chuyển động xoay của điểm cận nhật).


Thaisk 00:49, ngày 29 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vì nội dung ngắn như vậy nên có thể cho vào thành một mục của bài cận điểm quỹ đạo. 58.187.172.3 01:10, ngày 29 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời